Bệnh tiểu đường là gì? Các triệu chứng tiểu đường

912

Sụt cân bất thường, đi tiểu nhiều lần, hay khát nước… là những triệu chứng tiểu đường mà bạn nên lưu tâm cũng tránh mắc phải.

Bệnh tiểu đường là mãn tính xảy ra khi lượng đường trong máu (a.k.a, glucose) quá cao, nguyên nhân do cơ thể bạn không sản sinh đủ lượng insulin (hooc-môn điều tiết đường trong cơ thể ) hoặc ngay cả khi được điều tiết tốt. Mặc dù bạn có thể dễ dàng nhận ra có điều gì đó đang xảy ra trong thể mình, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Bệnh tiểu đường là gì?

Khi chúng ta ăn hoặc uống, tuyến tụy tạo ra loại hoóc môn gọi là insulin. Insulin được giải phóng vào máu và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Tiểu đường là tình trạng tăng đường trong máu mạn tính, không lây nhiễm, có tính di truyền, do thiếu insulin (tụy tạng không tiết insulin hay insulin hoạt động không hiệu quả). Thông thường bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị tiểu đường khi đường huyết lúc đói ít nhất qua 2 lần thử máu lớn hơn hay bằng 126mg/dL (7mmol/L).

triệu chứng tiểu đường

 

– Không có insulin được sản sinh, thông thường được gọi là tiểu đường type 1 và yêu cầu bệnh nhân phải sử dụng tiêm insulin.

– Insulin được tạo ra những cơ thể trở nên kháng insulin khiến cho insulin không còn hiệu quả. Hiện tượng này thường được gọi là tiểu đường type 2 và đang dần trở nên ngày càng phổ biến.

Vấn đề là ở chỗ mặc dù tiểu đường không liên tục đe dọa cuộc sống nhưng những ảnh hưởng lâu dài của nồng độ đường huyết cao có thể gây tổn hại cho sức khỏe của người bệnh. Tiểu đường nếu như không được kiểm soát và nồng độ đường huyết cao trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề cho các bộ phận trên cơ thể như thận, mắt, dây thần kinh cũng như tim. Điều này nghe có vẻ rất khắc nghiệt nhưng kiểm soát đường huyết bằng sự kết hợp giữa bài thuốc gia truyền, thủ tục chăm sóc sức khỏe thay thế, chế độ dinh dưỡng và tập luyện sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Khát nước nhiều hơn bình thường

Nếu bắt đầu mắc tiểu đường, bạn sẽ cảm thấy khát hơn bình thường. Đó là triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, có những trường hợp là do bị mất nước. Vì vậy, chúng ta nên kết hợp kiểm tra nhiều triệu chứng khác nữa trước khi đưa ra kết luận bị bệnh tiểu đường.

Đi tiểu thường xuyên

Đi tiểu thường xuyên có thể do vấn đề về sức khỏe, khả nghi nhất là vấn đề bệnh thận. Nhưng nếu bạn đi tiểu nhiều cùng với lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tầm nhìn giảm sút

Bạn bị mờ mắt? Tầm nhìn của bạn không còn rõ nét như trước, các vật thể sẽ bị ra khỏi tầm mắt và mờ nhạt dần. Đây chính là một trong những triệu chứng mà người bị tiểu đường hay mắc phải.

Viêm nướu

Khi bị đái tháo đường, lợi sẽ là nơi nhận ảnh hưởng nhiều nhất. Nguyên nhân là do khi mắc bệnh tiểu đường, các hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, khiến cho cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn được. Nếu không điều trị tiểu đường đúng thời điểm, tình trạng viêm sẽ ngày càng tồi tệ hơn nhiều.

Sụt cân

Khi bị tiểu đường, lượng glucose trong máu không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến việc giảm cân đột ngột. Đây chính là một trong những dấu hiệu phổ biến mà bạn nên chú ý tới khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Vết thương lâu lành

Tiểu đường sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch bị tổn thương, máu lưu thông kém, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành nhanh. Khi gặp tình trạng này xảy ra, hãy gặp bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.

Mệt mỏi thường xuyên

Trong giai đoạn tiểu đường, lượng glucose vẫn sẽ lưu thông được trong cơ thể bạn. Nhưng do mức đề kháng insulin yếu, glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Điều này dẫn đến sự mệt mỏi quá mức của cơ thể, một trong những triệu chứng có liên quan đến bệnh tiểu đường.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Khi có dấu hiệu bị tiểu đường, người bệnh nên đến ngay các trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám và phác đồ điều trị. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1 thì bệnh nhân cần phải được điều trị bằng insulin do các tế bào beta không tiết ra được insulin cho cơ thể. Còn đối với tiểu đường tuýp 2, người bệnh cần phải dùng các thuốc hạ đường huyết để cơ thể tăng khả năng sản xuất chất insulin. Lưu ý khi dùng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc vì có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

triệu chứng tiểu đường

Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo đơn, bệnh nhân cần kết hợp các phương pháp sau đây để tăng sức đề kháng, nhanh chóng đẩy lùi bệnh:

Thực hiện chế độ ăn uống đúng cách

Người mắc bệnh tiểu đường cần sắp xếp bữa ăn đúng giờ, không được bỏ bữa, nên ăn trái cây hoặc uống sữa không đường trước khi đi ngủ vào ban đêm. Khi ăn thì nên nhai kỹ, không nên ăn quá no, làm mọi việc để tạo cảm giác ngon miệng. Khi cần tuân thủ nguyên tắc ăn kiêng thì nên thực hiện từ từ để tránh tác động xấu đến đường huyết.

Về chế độ cung cấp chất dinh dưỡng, bạn cần bổ sung chất đạm, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý. Ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc, nấm, thức ăn được chế biến dưới dạng luộc, hấp, xào và nên hạn chế ăn thịt, chỉ ăn tối đa 2 bữa/ ngày. Ngoài ra, bạn cần kiêng cử các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán, các thực phẩm chứa nhiều chất béo và tuyệt đối không được uống rượu, bia.

Vận động thường xuyên, nâng cao sức khỏe

Khi đã có dấu hiệu bị bệnh tiểu đường, người bệnh nên lập một chế độ luyện tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày để đẩy lùi bệnh và nâng cao sức khỏe.

Sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên

Hiện nay, theo nghiên cứu, có một số loại thảo dược rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường như mướp đắng, nha đam, húng quế, lá xoài… Người bệnh có thể kết hợp sử dụng một số loại thảo dược này hằng ngày để giúp bệnh ngày càng thuyên giảm tốt hơn.

Trên đây là bài viết mà doisongxahoi chia sẻ cho bạn về các triệu chứng cũng như các điều trị của bệnh tiểu đường. Hy vọng bạn sẽ biết cách ăn uống và vận động lành mạnh để bản thân mình có được một sức khỏe tốt.