Cách tính tiền bảo hiểm xã hội trong năm 2018 như thế nào?

806

Cách tính tiền bảo hiểm xã hội trong năm 2018 lại thay đổi, thậm chí còn cao hơn những năm trước khiến người lao động hoang mang.

Bảo hiểm xã hội luôn là vấn đề quan tâm của hầu hết người lao động khi tham gia làm việc tại một tổ chức, doanh nghiệp. Đây không những là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của công ty đối với người lao động được hưởng theo quy định của luật lao động. Vậy thì cách tính tiền bảo hiểm xã hội năm 2018 này như thế nào, thay đổi những gì đối với người lao động qua các năm khác và theo mức kinh doanh của doanh nghiệp phải đóng bao nhiêu.

Điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội

Theo khoản 1 điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2018 quy định người lao động có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2018 mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội 2018 mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Ra nước ngoài để định cư.

Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Như vậy, theo quy định nêu trên người lao động chỉ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Ngoài ra, để dễ dàng thực hiện trên thực tế cũng như giúp người lao động xác định được mình có thuộc trường hợp rút bảo hiểm xã hội một lần hay không Bộ lao động và thương binh xã hội đã ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết.

Cách tính tiền bảo hiểm xã hội năm 2018
Cách tính tiền bảo hiểm xã hội năm 2018

Mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội như thế nào?

Tăng mức lương tối thiểu vùng

Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng (tăng 230.000 đồng so với quy định hiện hành là 3.750.000 đồng/tháng).

Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng so với quy định hiện hành là 3.320.000 đồng/tháng).

Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng (tăng 190.000 đồng so với quy định hiện hành là 2.900.000 đồng/tháng).

Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng so với quy định hiện hành là 2.580.000 đồng/tháng).

Mức lương thỏa thuận trên Hợp đồng lao động

Ngày 16/11/2015 Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều về hợp đồng lao động. Tại điều 4 của TT 47 có quy định về Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động như sau:

– Mức lương ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

– Phụ cấp lương ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ

+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động

– Các khoản bổ sung khác ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

+ Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương

+ Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Thêm đối tượng bắt buộc tham gia BHXH

Bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Điều này đồng nghĩa với người lao động làm việc bán thời gian hoặc thời vụ mà có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng và người lao động nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH.

Theo doisongxahoi, từ 1/1/2018 người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Tăng tiền lương tháng đóng BHXH

Tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 1/1/2018 trở đi bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Kéo dài thời gian tính mức lương hưu hằng tháng

Cách tính tiền bảo hiểm xã hội đối với nam: Mức lương hưu hằng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 16 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2018), 17 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2019), 18 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2020), 19 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2021), 20 năm (nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi) + 2% cho mỗi năm.

Đối với nữ: Mức lương hưu hằng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm (nếu nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi) + 2% cho mỗi năm.

Mức tối đa = 75%.

Vậy tiền bảo hiểm xã hội sẽ được chi trả bằng 10.5 % lương của người lao động và 21.5% số tiền của mỗi doanh nghiệp.