Bánh kẹo luôn được mua vào những dịp Tết hay là mua cho trẻ con ăn, nếu tính số lượng bánh kẹo năm 2020 thì thành thị sẽ đạt khu vực tiêu thụ lượng bánh kẹo lớn nhất.
Trong ngành kinh doanh thực phẩm đóng gói thì thức ăn nhẹ luôn là ngành hàng dẫn dắt sự tăng trưởng của ngành thực phẩm này.
Sự tăng trưởng này nhờ vào mức chi tiêu ngày càng tăng của người tiêu dùng cũng như sự phủ rộng đến hơn 90% hộ gia đình ở cả thành thị và nông thôn.
Theo như thông tin mới thu thập gần đây của báo đời sống, giá trị ngành thực phẩm đóng gói Việt Nam năm 2017, tính riêng tiêu thụ bánh kẹo ở 4 tỉnh thành khu vực thành thị là 9,2 nghìn tỷ đồng, khu vực nông thôn là 42,2 nghìn tỷ đồng. Không những thế, khu vực thành thị ngành thực phẩm đóng gói tăng trưởng 5,6%; phụ gia nấu nướng tăng trưởng 2,1% (dầu ăn, nước tương, nước mắm, dầu hào, tương cà; tương ớt…).
Thức ăn nhẹ tăng trưởng 9,1% (bánh snack & các loại hạt, sô cô la, kẹo, kem, bánh quy, bánh ngọt, bánh pie); thực phẩm dinh dưỡng thay thế bữa tăng 8,9% (mì ăn liền, cháo ăn liền, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đã qua chế biến& đông lạnh).
Trong khi đó, giá trị thị trường thức ăn nhẹ cho tiêu thụ tại nhà ở thành thị là 2,7 nghìn tỷ đồng, chiếm thị phần lớn nhất trong ngành thức ăn nhẹ là bánh quy các loại với 28%, tiếp đến là ngành kem chiếm 14%, ngành bánh ngọt và pie chiếm 12%…
Dự báo đến năm 2020 tiêu thụ tại nhà ở thành thị sẽ đạt 3,4 nghìn tỷ đồng, khu vực nông thôn 14,2 nghìn tỷ đồng.
Báo cáo cũng chỉ ra chi tiêu cho thức ăn nhẹ tại nhà ở thành thị của một hộ gia đình khoảng hơn 1 triệu đồng/năm. Trong năm 2017, ở thị trường Việt Nam mỗi ngày có 16 sản phẩm tiêu dùng nhanh mới được tung ra và là thực phẩm đóng gói chiếm 1/3 trong số đó.
Do đó, ngành hàng thức ăn nhẹ sẽ cạnh tranh khốc liệt hơn. Và nó không chỉ cạnh tranh trong cùng một ngành hàng mà còn giữa các ngành hàng với nhau. Vì vậy, các nhà sản xuất phải không ngừng cải tiến.
Việc đầu tư vào nghiên cứu nhu cầu thay đổi liên tục của người tiêu dùng, cũng như đáp ứng những nhu cầu tiềm ẩn NTD sẽ giúp các nhà sản xuất tiết kiệm chi phí. Tạo thêm tăng trưởng khi có những cải tiến thực sự và hạn chế rủi ro từ những cải tiến không phù hợp.