Dấu hiệu dẫn đến suy nhược thần kinh và cách điều trị

915

Suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn thần kinh khá phổ biến hiện nay về các chứng bệnh biểu hiện như mất ngủ hay suy nghĩ lo lắng quá nhiều.

Suy nhược thần kinh hay còn gọi là bệnh tâm căn suy nhược, đây là một tình trạng bệnh lý rất hay gặp trong xã hội hiện đại, nguyên nhân chủ yếu là các chấn thương về tâm lý. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có rất nhiều câu hỏi nghi vấn cho căn bệnh này. Vậy muốn biết bệnh suy nhược thần kinh có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.

1.Suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh là hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên. Nguyên nhân của bệnh được xác định là do các vấn đề về tâm lý, tình trạng stress, sự căng thẳng kéo dài trong cuộc sống hay môi trường làm việc có những biến đổi, do nhiều yếu tố tác động liên tục và thường xuyên.

Suy nhược thần kinh là hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng
Suy nhược thần kinh là hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng

Suy nhược thần kinh, hội chứng Da Costa hay thường được biết đến với cái tên “trái tim người lính”, là một hội chứng tập hợp các triệu chứng tương tự như bệnh tim, mặc dù khi khám thực thể không phát hiện bất thường gì về sinh lý.

Vào thời điểm phát hiện, hội chứng Da Costa được xem như là một lời giải thích sinh lý thích đáng cho bệnh “trái tim người lính”. Thuật ngữ “hội chứng Da Costa” được sử dụng nhiều nhất vào những năm đầu thế kỷ 20. Đến giữa thế kỷ 20, căn bệnh này thường được mô tả như một dạng của chứng loạn thần kinh.

2. Dấu hiệu thường gặp của bệnh suy nhược thần kinh

Bệnh suy nhược thần kinh thường xuất hiện từ từ sau một thời gian sang chấn và biểu hiện rõ khi gặp thêm một nhân tố thúc đẩy. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến suy nhược thần kinh:

Mất ngủ là một trong những dấu hiệu gây nên căn bệnh này

Rối loạn giấc ngủ là một dấu hiệu điển hình của bệnh suy nhược thần kinh và trầm cảm. Giấc ngủ là một hoạt động quan trọng để đảm bảo sự sống của cơ thể và phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc và học tập. Hoạt động này còn góp phần giúp cơ thể giảm stress, sản sinh ra hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển.

Lợi ích của giấc ngủ không cần phải bàn cãi, nhưng làm thế nào để có một giấc ngủ ngon và tốt cho sức khỏe là vấn đề nhiều người quan tâm. Tập thể dục là biện pháp tốt nhất, vừa giúp bạn giải tỏa căng thẳng vừa giải phóng ra các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine.

Chăm sóc sức khỏe thể chất cũng là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn.

Mất tập trung và suy giảm trí nhớ

Chứng mất tập trung có các biểu hiện như khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, suy giảm trí nhớ, rối loạn các hoạt động hàng ngày. Điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của bạn, làm trì trệ và giảm khả năng phát triển của bản thân. Thậm chí, mất tập trung lâu dài mà không cải thiện có thể dễ dẫn đến bệnh Alzheimer, Parkinson, sa sút trí tuệ…

Để tránh mắc phải những căn bệnh này, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, nhiều khoáng chất và vitamin, không uống rượu, hút thuốc lá, hạn chế căng thẳng, thức khuya và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

Rối loạn lo âu cũng là dấu hiệu ảnh hưởng

Khi bạn đang lo lắng về một vấn đề, thay vì cố gắng suy nghĩ ra cách giải quyết, hãy thư giãn. Điều đó sẽ giúp tinh thần của bạn thoải mái trở lại và có thể khiến bạn hoàn thành tốt công việc của mình hơn hay có được những phương thức giải quyết hợp lý hơn.

Khi bạn đang ở trong tình trạng kìm kẹp vì lo âu hay trầm cảm, đơn giản chỉ cần ngồi bình tĩnh và hít thở thật sâu trong một vài phút. Hãy lặp lại vài lần một ngày, cách này sẽ thay đổi chức năng bộ não của bạn, tạo thành một thói quen tốt.

3. Cách điều trị bệnh suy nhược thần kinh

Vì nguyên nhân gây bệnh là tình trạng stress, sự căng thẳng kéo dài trong cuộc sống hay môi trường làm việc có những biến đổi, do nhiều yếu tố tác động liên tục và thường xuyên… nên bệnh suy nhược thần kinh hoàn toàn có thể chữa khỏi, nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì tìm ra nguyên nhân gây stress.

Cách điều trị bệnh suy nhược thần kinh
Cách điều trị bệnh suy nhược thần kinh

Việc điều trị không chỉ là dùng thuốc ngủ, thuốc an thần mà có khi cần phối hợp điều trị bởi bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý. Do vậy, người bệnh nên đến tư vấn bởi một chuyên gia tâm lý để giãi bày tâm sự, giải tỏa lo âu, stress… và khám thêm bác sĩ chuyên khoa tâm thần để có chỉ định dùng thuốc giải lo âu, thuốc ngủ…

Ngoài ra, bệnh nhân bị suy nhược thần kinh cũng cần bố trí công việc thật khoa học để có thời gian nghỉ ngơi và tập luyện thể dục thể thao hợp lý.

Khi có các dấu hiệu, triệu chứng của suy nhược thần kinh, bạn nên đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

4. Người bị bệnh suy nhược thần kinh ăn gì?

Nên ăn bí đỏ

Bí đỏ giàu hàm lượng chất sắt, muối khoáng, axit hữu cơ. Các vitamin trong bí đỏ như vitamin A tốt cho thị giác, chống viêm nhiễm; vitamin K và T giúp làm đông máu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, tránh nguy cơ đột quỵ – một hệ lụy có thể xảy ra do suy nhược thần kinh.

Bí đỏ rất tốt cho hệ tim mạch, tốt cho sự phát triển của não bộ do có chất axit glutamine đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các tế bào thần kinh và não, bồi dưỡng não. Hàm lượng vitamin C trong bí đỏ còn tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do đó sẽ giúp người bệnh tránh những tổn thương, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, điều chỉnh hệ thần kinh ổn định.

Các loại đậu, hải sản

Trong đậu có chứa một hàm lượng vitamin nhóm B, A, D, C rất lớn. Các vitamin này giúp cơ thể chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó các chất đạm, axit amin, canxi , megie, photpho, sắt,… trong các loại đậu lại rất tốt sự phát triển của não bộ. Chúng có tác dụng hỗ trợ sự hoạt động của các tế bào thần kinh, giúp giảm mệt mỏi, suy nhược thần kinh.

Với những thông tin sức khỏe trên đây được doisongxahoi chia sẻ bạn hoàn toàn có thể hiểu biết được bệnh suy nhược thần kinh là gì cũng như cách điều trị của bệnh này.