Dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn và cách điều trị

852

Dấu hiệu sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm, hay mắc bệnh nhất là vào mùa mưa trong khi ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao nên dễ dàng dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh này ngày càng tăng.

Biểu hiện của của bệnh sốt xuất huyết là: sốt cao 39-40 độ, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, tiêu chảy & kèm theo một số biểu hiện khác. Điều trị sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người, hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà nếu bệnh nhẹ. Dưới đây là bài viết giúp bạn biết được dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết để biết cách điều trị, giữ sức khỏe thật tốt cho bạn và gia đình bạn.

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm. Bệnh này thường xảy ra ở trẻ em nhưng tỷ lệ người lớn năm nay mắc bệnh lại cao hơn năm trước.

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Biểu hiện triệu chứng ở bệnh sốt xuất huyết

Đối với người lớn: khi nhiễm bệnh có hai dạng sốt xuất huyết thường gặp là sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài và xuất huyết nội tạng. Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết thường gặp như sau:

+ Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn diễn biến bất thường và triệu chứng rầm rộ hơn trẻ em, thời gian sốt kéo dài 11-12 ngày. Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất là tụt huyết áp và sinh ra các biến chứng xuất huyết tiêu hóa, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu…

+ Dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng (thường gặp xuất huyết đường tiêu hóa và xuất huyết não): sốt xuất huyết gây xuất huyết đường tiêu hóa ở người lớn biểu hiện ban đầu rất bình thường chỉ sốt, không nổi ban. Sau 1-2 ngày, bệnh nhân đi tiêu ra máu, phân màu đen hoặc máu tươi số lượng không nhiều, trên da xuất hiện các chấm xuất huyết, da xanh, người mệt mỏi… Sốt xuất huyết gây xuất huyết não cũng rất khó nhận biết ,vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng, thông thường người bệnh bị sốt, đau đầu, bị liệt có thể liệt tay, chân hoặc liệt nửa người và sau đó bị hôn mê rồi dẫn đến tử vong.

Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết.

Theo tin đời sống, sốt xuất huyết có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng do vậy cần xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh do vậy cần đưa ra cách điều trị bệnh sốt xuất huyết kịp thời:

– Giai đoạn điều trị ở nhà : bệnh nhân chỉ có biểu hiện sốt đột ngột từ 2 đến 7 ngày, biện pháp điều trị là cần bù nước cho bệnh nhân

– Giai đoạn cần đưa người bệnh nhập viện trong thời gian ngắn (12-24h): bệnh nhân không thể điều trị bằng cách bù nước bằng đường uống thông thường kèm theo biểu hiện Xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc

– Giai đoạn cần đưa người bệnh nhập viện trong thời gian dài (>24h): bệnh nhân có biểu hiện sốt li bì, chân tay lạnh, mạch đập yếu, ho, viêm họng, khó thở kèm theo các biểu hiện của giai đoạn 2.

Dấu hiệu và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết
Dấu hiệu và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết

Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

Khi triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn nếu nhẹ có thể chăm sóc tại nhà: nghỉ ngơi tại nhà, cho uống nhiều nước, uống dung dịch oresol, nước trái cây càng tốt.

Cho ăn các món có nước và mềm, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, sữa. Hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao. Theo dõi nếu có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn.

Phòng ngừa sốt xuất huyết như thế nào?

Để bảo vệ gia đình là diệt muỗi vằn, trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Nếu đã có nguồn nước sạch, không nên tích trữ nước trong nhà. Nếu có trồng cây trong chậu nước, bạn nên thả vào đó một vài chú cá giúp diệt lăng quăng (bọ gậy). Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số biện pháp kết hợp khác là đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm và ngủ màn để tránh bị muỗi đốt. Dùng rèm che, mành tẩm hóa chất diệt muỗi che cửa để hạn chế và diệt muỗi tấn công.