Digital Marketing là gì? Tầm quan trọng của Digital Marketing

542

Thuật ngữ Digital Marketing rất quen thuộc với nhiều  người. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ và phát triển được công cụ này cần khá nhiều thời gian và kiến thức chuyên môn. Vậy Digital Marketing là gì? Hãy bắt đầu tìm hiểu ngay từ bây giờ để có nền tảng vững chắc về Digital Marketing cho công việc mà bạn yêu thích cùng seomucoi.com nhé.

Digital marketing là gì?

Trong thời kỳ công nghệ 4.0, sự phát triển của công nghệ đã tạo ra nhiều công cụ và phương tiện hỗ trợ con người chỉ thông qua những thuật toán điện tử. Digital Marketing cũng vậy, đây là một thuật ngữ chỉ về sự tiếp thị trong thời kỳ công nghệ hiện đại đang phát triển. Sử dụng hoàn toàn những phương tiện truyền thông, kỹ thuật số,… để có thể đưa sản phẩm tiếp cận với tất cả khách hàng. 

Digital Marketing là gì?

Khác hoàn toàn với lối tiếp thị trực tiếp hay đến từng nhà như trước kia, giờ đây người quảng cáo hay tiếp thị sản phẩm chỉ cần ngồi sau màn hình máy tính để triển khai những kế hoạch tiếp thị. Tóm lại, Digital Marketing được hiểu là hình thức tiếp thị kỹ thuật số/tiếp thị trực tuyến nhờ vào các phương tiện công nghệ hiện đại.

Những điểm sáng từ Digital Marketing

Nhờ vào những ưu điểm vượt trội của mình, Digital Marketing đã trở thành một công cụ tiếp thị không thể thay thế. Vậy những điểm sáng từ Digital Marketing là gì?

Sự thuận lợi đầy tiện ích

Với Digital marketing, những doanh nghiệp hiện nay đã có thể chạy những kênh tiếp thị cho riêng mình không ngừng nghỉ dù chỉ một ngày. Đồng thời, khi đã bước qua giai đoạn đầu, nhwungx thời gian sau doanh nghiệp sẽ không phải tốn nhiều công sức để thực hiện hoạt động tiếp thị. 

Có thể nhận thấy rằng, sự thuận lợi này không bắt người tiếp thị phải bỏ ra quá nhiều nhưng kết quả nhận lại rất khả quan. Các đối tượng khách hàng dù là mục tiêu hay ngẫu nhiên đều có cơ hội tiếp cận được sản phẩm mà doanh nghiệp muốn quảng cáo bất cứ lúc nào.

Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả

Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả

Một điều không thể phủ nhận rằng tiếp thị kỹ thuật số chỉ yêu cầu số vốn bỏ ra lúc ban đầu khá nhỏ. Thay vì bạn phải tốn rất nhiều chi phí cho hoạt động quảng cáo, in tờ rơi, báo chí,… mà các nhà tiếp thị truyền thống thường làm thì với Digital Marketing, chi phí bỏ ra rẻ hơn rất nhiều. 

Với sự phát triển của internet, các trang mạng xã hội và truyền thông dần áp đảo các trang tin tức cũ, tỷ lệ cập nhật tin tức thông qua các phương tiện này cũng cao hơn rất nhiều so với hình thức truyền thống. Có thể thấy rõ, khi sử dụng Digital Marketing, doanh nghiệp của bạn đã tiết kiệm được một khoản chi phí lớn nhưng hiệu quả lại vô cùng cao.

Nhanh chóng và sâu rộng

Những công cụ sử dụng trong Digital Marketing khá đa dạng. Chúng có một đặc điểm chung là tốc độ lan truyền khá nhanh chóng. Thậm chí, sau 1 giây đăng tải, thông tin đã có đối tượng tiếp cận. 

Có thể thấy được thông qua một bài đăng trên mạng xã hội Facebook, chỉ cần có độ hấp dẫn và thú vị thì số lượng người tương tác, bình luận và chia sẻ sẽ tăng nhanh hết sức, từ một người biết sẽ nhân ra đến cả tỷ người. Đó chính là sức mạnh của công nghệ 4.0.

Ngoài việc có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng, Digital Marketing còn có thể tiếp cận một phạm vi vô cùng rộng lớn với các đối tượng khách hàng đa dạng (BigData). Đồng nghĩa với việc bạn sử dụng đúng một công cụ tiếp thị trực tuyến, sản phẩm của bạn đã có thể tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới, những hình ảnh về doanh nghiệp của bạn sẽ được xuất hiện liên tục và gây ra sự tò mò cho khách hàng. 

Tính chuẩn xác với các thước đo công nghệ

Đây là một đặc điểm nổi bật của các công cụ Digital Marketing. Với các thuật toán điện tử, số liệu sẽ được cập nhật và tính toán chính sáng đến từng dấu phẩy. Nhờ vào đó, người tiếp thị có thể quản lý được kế hoạch, phân tích được tình hình  một cách chính xác nhất để có những bước tiến tiếp theo. 

Thước đo công nghệ chuẩn xác

Những số liệu mà doanh nghiệp cần phải tính toán chính là số lượng người truy cập, lượng người mua, người đánh giá phê bình, lượng bán ra và thu vào,… Đây đều là những số liệu khá phức tạp và thay đổi liên tục. Chính vì vậy, chỉ cần có một sự sai sót trong khâu tính toán thì ngay lập tức, doanh nghiệp có thể nhận lại tổn thất khá lớn.

Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng

Digital Marketing có một lợi thế vô cùng to lớn trong việc tìm kiếm được từng phân khúc, đối tượng khách hàng mục tiêu một cách chính xác. Cụ thể, bạn có thể tìm kiếm được những xu hướng thông qua công cụ hỗ trợ Google Trend để nắm bắt được xu hướng thị trường, khoanh vùng được vị trí các khách hàng mà mình muốn tìm kiếm đang nằm ở khu vực nào. 

Từ đó, bạn đã có thể đẩy mạnh được chiến lược tiếp thị của mình đúng đối tượng, khai thác được tối đa những tiềm năng đang chờ đón. Ngoài ra, việc hiểu được tâm lý khách hàng thông qua các số liệu được cập nhật liên tục sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể điều chỉnh được sản phẩm sao cho phù hợp nhất với xu hướng của thị trường.

Giữ được mối quan hệ lâu bền

Giữ được mối quan hệ với khách hàng

Quan hệ khách hàng là một phần quan trọng trong chiến lược Marketing. Việc có thể giữ được mối quan hệ với một khách hàng quen thuộc, ngoài việc sẽ quay trở lại thì họ còn có thể giới thiệu được sản phẩm mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp cho bạn bè và người thân quanh mình. Đây cũng chính là một cách để quảng bá được sản phẩm. Doanh nghiệp có thể sử dụng những công cụ như Email, Gmail, Zalo,… 

Điểm danh một số công cụ Digital Marketing phổ biến

Search Engine Optimization – SEO

SEO website là một công cụ mà người dùng sẽ thực hiện tất cả những công việc có thể giúp cho Website của doanh nghiệp có thể được nhiều lượt truy cập nhất có thể. Tức là, người làm SEO sẽ tiến hành các hoạt động như tối ưu hóa tốc độ, thiết kế trang web, viết bài,… để đẩy website của mình vào được top tìm kiếm của Google. 

Social Media Marketing

Social Media Marketing

Với công cụ này, người dùng sẽ tiến hành một quá trình vận hành truyền thông, tăng tương tác của người tiêu dùng với sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay, những cách vận hành truyền thông phổ biến mà chúng ta thường bắt gặp được chính là những trang Fanpage xuất hiện trên Facebook. Những cách phát triển truyền thông như thế này đều nhắm đến mục tiêu tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng chú ý đến sản phẩm nhất có thể.

Email Marketing

Với Email Marketing, việc lấy được thông tin của khách hàng là cả một nghệ thuật. Khi có được một lượng lớn email của khách hàng, người dùng công cụ này sẽ tiến hành gửi thông tin sản phẩm cũng như các chương trình ưu đãi,tri ân,… nhanh nhất đến khách hàng của mình. 

Hiện nay, có thể nhận thấy sự thành công của việc áp dụng Email Marketing chính là các hãng điện thoại lớn. Khi cập nhật được thông tin khách hàng, những email về ưu đãi, sản phẩm mới thường xuyên được gửi về. Nhờ vậy, doanh nghiệp đã làm tăng nhu cầu sử dụng điện thoại cũng như giới thiệu người mua mới thông qua quan hệ của khách hàng.

Mobile Marketing

Mobile Marketing

Đây là một chiến lược khá phổ biến hiện nay. Khi thu thập được lượng lớn data về số điện thoại, người dùng công cụ Mobile Marketing sẽ gửi tin nhắn về điện thoại cho khách hàng. Nhờ vào đó, thông tin sẽ được đưa đến tay những khách hàng tiềm năng, bao gồm cả các khu vực không có sự phát triển mạnh của Internet. Tuy nhiên, chi phí của Mobile Marketing sẽ tốn hơn so với các hình thức khác nhưng độ rộng lớn được đảm bảo hơn.

Viết Content

Content chính là phương tiện đưa người dùng đến với thế giới mà doanh nghiệp mong muốn. Tại những bài viết content, bạn có thể nắm bắt những thông tin quan trọng và thiết yếu của sản phẩm. Để có thể thực hiện tốt việc viết Content, bạn cần phải có một óc sáng tạo cùng câu văn được trau chuốt. Vì Content sẽ trở thành một công cụ lôi cuốn người đọc tìm hiểu về sản phẩm. Content hiện nay thì có nhiều loại, nhưng vai trò và ý nghĩa của chúng đều không khác nhau là bao.

Những công việc và vị trí thuộc Digital Marketing

SEO Manager – Người quản lý những công cụ tìm kiếm

Yêu cầu bạn phải có sự linh hoạt, sắp xếp và quản lý được những người phát triển nội dung website theo đúng hướng. Đặc biệt, kỹ năng chỉ huy sẽ là một phần không thể thiếu của một SEO Manager.

Marketing Automation Coordinator 

Nắm bắt những nhiệm vụ tìm kiếm, thu thập và phân tích thông tin dựa trên các nền tảng công nghệ hiện đại. Điều khó khăn nhất mà một Marketing Automation Coordinator phải làm là cân bằng và thúc đẩy được chiến dịch Digital Marketing của công ty.

Social Media Manager – Người quản lý phương tiện truyền thông

Social Media Manager

Những người nắm giữ bộ mặt của công ty phải có sự khéo léo trong quá trình tiếp cận và trao đổi với khách hàng. Đồng thời, họ phải biết làm gì để tăng lượng tương tác cho kênh truyền thông mà mình nắm giữ.

Content Marketing Specialist – Sáng tạo nội dung

Những nội dung cần phải có sự lôi cuốn, thu hút được bản tính tò mò và mong muốn tìm hiểu của khách hàng. Những Content Marketing Specialist thường có sự bay bổng và sự sáng tạo vượt bật. Làm một người sáng tạo nội dung yêu cầu chất xám phải tiêu hao liên tục, đây là một vị trí có thể thấy vừa dễ và vừa khó.

Digital Marketing Manager 

Người nắm giữ quyền lực giám sát, điều phối, phát triển, thu thập và phân tích thông tin chính là Digital Marketing Manager. Bạn sẽ điều hướng những nhân sự Marketing của mình đi đúng mục tiêu, đẩy mạnh sự hiệu quả của chiến dịch lên cao nhất. Các Digital Marketing Manager sẽ có một kiến thức sâu rộng về Marketing cũng như Digital Marketing, hiểu rõ những công nghệ hiện đại nào đang trở thành xu hướng của thị trường hiện nay.

Digital Marketing Manager

Mặc dù Digital Marketing có nhiều ưu điểm như vậy. Tuy nhiên, mọi thứ đều có hai mặt của nó. Hy vọng với những điều mà chúng tôi chia sẻ trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ về Digital Marketing là gì cũng như những thông tin liên quan đầy bổ ích. Từ đó, có thể áp dụng được những kiến thức quan trọng cho quá trình làm việc của mình. Ngoài ra, bạn hãy truy cập ngay vào website: https://seomucoi.com/ để có thể tìm hiểu được nhiều thông tin về Marketing hơn nữa nhé.