Trong dân gian vẫn thường có câu “Gieo nhân nào thì gặp quả nấy” hay “Ác giả ác báo”, những câu nói này đều nói về luật nhân quả trong Phật giáo.
Luật nhân quả là một học thuyết phổ biến nhất trong Phật giáo. Học thuyết này bắt nguồn từ Ấn Độ trước sự ra đời của Đức Phật. Tuy nhiên, chính Đức Phật đã giải thích và xây dựng luật nhân quả dưới hình thức hoàn chỉnh trong quá trình giảng dạy. Hãy cùng doisongxahoi đi tìm hiểu luật nhân quả là gì và xem nó có thật hay không nhé.
1.Luật nhân quả là gì?
Nhân quả theo chữ Hán có nghĩa là hạt giống và bông trái. Ở đây chúng ta nên hiểu nghĩa nhân quả là hành động và kết quả của hành động.
Hành động của chúng ta cũng vậy, nếu hành động ác là nhân ác, kết quả của hành động ác thì chúng ta sẽ phải thọ chịu quả khổ đau như chúng tôi đã nói ở trên. Ngược lại, hành động thiện sẽ mang đến hạnh phúc, an vui cho chúng ta.
Nếu chúng ta làm một điều ác, thì kết quả sẽ đem đến không những cho chúng ta, mà còn cho nhiều người khác những sự khổ đau, phiền muộn, tức giận, hận thù, oán ghét, tạo ra nhiều điều tội lỗi, v.v… Nếu chúng ta làm một điều thiện, thì kết quả sẽ mang đến không những cho chúng ta, mà còn cho nhiều người khác sự an vui, hạnh phúc.
Do hành động chúng ta làm ra, thì chúng ta phải chịu lấy trách nhiệm về hành động đó, nên gọi là luật. Chứ ở đây không có một Đấng Tạo Hoá, một ông Ngọc Hoàng, Thượng Đế, hay bất cứ một con người nào chế ra định luật nhân quả này, để bắt buộc chúng ta phải thi hành. Luật nhân quả không có người thi hành bắt bớ, phạt vạ hoặc giam cầm tù tội ai cả, nhưng nó phán xét rất công minh và xử phạt rất công lý do toà án lương tâm của mỗi người. Vì thế, luật nhân quả rất công bằng, không thiên vị một ai. “Ai làm ác thì phải gặt lấy quả khổ đau”, khi thời tiết nhân duyên đến.
Luật nhân quả này không có một người nào bắt buộc chúng ta thi hành được, mà chỉ có sự khổ đau và sự an vui của chúng ta mới bắt buộc chúng ta phải thi hành nó. Bởi vì, con người ai cũng muốn sống an vui, hạnh phúc, chứ không có mấy ai muốn sống khổ đau bao giờ. Vì thế, chúng ta tự bắt buộc chúng ta làm thiện, sống thiện để sống được an vui, hạnh phúc. Chính vì vậy, chúng ta mới thấy được lòng người sợ khổ, ưa vui. Còn nếu ngược lại, chúng ta ta không làm thiện, không sống thiện, thì sự an vui, hạnh phúc sẽ không đạt thành, và vì vậy chúng ta phải sống khổ đau.
Luật mà không có ai có quyền thi hành, bắt buộc phạt vạ mình, mà mình phải chịu sự trừng phạt của luật ấy rất công minh chánh trực. Vì thế, luật nhân quả là một đạo luật của vũ trụ được đặt ra để quân bình trật tự vạn vật trong vũ trụ.
2.Tổng quan về luật nhân quả
Luật nhân quả tác động thông suốt cả ba đời
Định luật nhân quả quán xuyến cả ba đời. Việc thụ báo lần lượt sẽ diễn biến theo thứ tự. Nghiệp lực nhỏ lớn, nhẹ nặng khác nhau quyết định thứ tự và mức độ thụ báo khác nhau. Đời này nếu làm thiện làm ác vị tất phải chịu báo trong đời này. Đời này, chịu khổ được vui vị tất đã do nghiệp nhân tạo ra trong đời này. Hơn phân nửa chuyện xảy ra trong đời này là quả báo của nghiệp nhân tọ ra ở đời sống trước.
Theo luật nhân quả thì ai làm nấy chịu
Đó chính là sự công bằng tuyệt đối gọi là biệt nghiệp tức là nghiệp riêng của từng người. Thường thường, chúng ta thấy gieo nhân nào thì gặt quả nấy, một cách nhãn tiền.
Luật nhân quả thúc đẩy con người luôn luôn sống trong đạo đức
Con người thường bị tam nghiệp thân khẩu ý sai khiến, lôi cuốn cho nên gây ra không biết bao nhiêu là sự đau khổ trên thế gian này cho chính mình và cho những người chung quanh. Nếu con người hiểu rõ tin sâu luật nhân quả, cộng thêm ý chí giác ngộ mạnh mẽ thì chắc chắn con người có thể dừng nghiệp và chuyển nghiệp, luật nhân quả thúc đẩy con người luôn luôn sống trong đạo đức.
Bài viết trên đây đã lý giải cho bạn biết về luật nhân quả theo quan điểm Phật giáo. Hãy cùng xem thêm những bài viết của chuyên mục phong thủy nhé.