Nghị định xuất khẩu gạo mới được đề ra khiến doanh nghiệp phấn khởi

1039

Xuất khẩu gạo mới có nghị định mới trong 1 tháng tới sẽ chính thức có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất khẩu gạo vùng ĐBSCL hiện vô cùng phấn khởi.

Tin thời sự ngày hôm nay: Bộ Công Thương hy vọng với 10 điểm thay đổi căn bản tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 107 tạo thuận lợi, thông thoáng, giảm tối đa chi phí gia nhập thị trường của thương nhân.

Năm 2018, Công ty TNHH Lộc Vân (tỉnh Đồng Tháp) đã được cấp giấy phép xuất khẩu gạo. Hoạt động chưa tới 2 năm, Nghị định 109 ra đời, đơn vị không có nhà máy xay xát nên không đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp. Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm doanh nghiệp này phải xuất ủy thác hơn 100.000 tấn gạo qua doanh nghiệp khác. Nhận biết hiệu quả của việc xuất hàng trực tiếp, công ty khẩn trương làm nhà xưởng mới và dự tính phải đầu tư lớn cho nhà máy xay xát.

Nghị định 107 ra đời như trút được gánh nặng cho doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, thị trường thế giới tiêu thụ nhiều các loại gạo hữu cơ, gạo vi chất. Một số doanh nghiệp Việt Nam làm ra sản phẩm gạo này nhưng không được xuất khẩu trực tiếp. Nghị định 107 đã cởi trói, mở hướng để các chủng loại gạo đặc thù tiếp cận với thị trường thế giới.

Nghị định xuất khẩu gạo mới được đề ra
Nghị định xuất khẩu gạo mới được đề ra

Việc nới lỏng các quy định bắt buộc, tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo là một điểm sáng của Nghị định 107 có hiệu lực từ ngày 1/10. Sẽ cần một thời gian nữa mới có thể kiểm chứng được tính khả thi và hiệu quả của nghị định mới. Tuy nhiên, trước mắt các doanh nghiệp vừa và nhỏ có được lợi thế là có thể xuất khẩu gạo trực tiếp. Thị trường gạo xuất khẩu rộng mở sẽ là cơ hội lớn để hạt gạo nước ta vươn xa, ổn định và nâng cao giá trị nhiều hơn.

Chính phủ đã chính thức bãi bỏ quy định thương nhân xuất khẩu gạo phải có kho chứa với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn và cơ sở xay xát công suất tối thiểu 10 tấn/giờ

Như vậy, Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo năm 2010 đã được bãi bỏ và thay vào đó là Nghị định 107 vừa được Chính phủ ban hành.

Theo đó, các điều kiện xuất khẩu gạo gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng được cắt giảm. Thay vì phải sở hữu kho chứa, cơ sở xay xát như trước đây, nay thương nhân có thể đi thuê.

Tuy nhiên, Nghị định 107 cũng quy định rõ: Thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai.

Đặc biệt, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định, xuất khẩu không cần có giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.

"Chú ý: Thông tin được cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua đây, bạn sẽ cập nhật thêm nhiều tin tức thời sự mới nhất"