Cây tam thất là gì? Tác dụng của tam thất đối với sức khỏe

924

Tác dụng của tam thất là gì? Tam thất có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, chữa được rất nhiều bệnh của con người.

Trong Đông y, củ tam thất và hoa tam thất chữa được rất nhiều bệnh của con người, chúng cũng không phải là phương thuốc xa lạ đối với cuộc sống của chúng ta. Từ xưa tam thất đã luôn là dược liệu chữa bệnh. Tuy nhiên, tác dụng của tam thất rất nhiều mà không phải ai cũng biết và nó cũng chữa được rất nhiều bệnh. Ăn củ tam thất hay uống nó đều rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.

1.Nguồn gốc của cây tam thất

Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 0,5m. Thân đơn, lá kép hình chân vịt, cuống lá dài, mỗi lá thường có 3-5 lá chét, mép lá có khía răng cưa nhỏ, trên gân chính rải rác có gân cứng thành gai. Cụm hoa tán đơn, hoa màu xanh nhạt. Quả khi chín màu đỏ. Hạt hình cầu.

tác dụng của tam thất
Nguồn gốc của cây tam thất

Tam thất là cây thuốc đã được trồng từ lâu đời ở Trung quốc, chủ yếu ở tỉnh Vân Nam. Cây tam thất được trồng ở một số tỉnh giáp giới Vân Nam của nước ta như Lào cai (huyện Mường khương, Bát sát), Cao Bằng (Thông nông), Hà giang (Đồng văn) có thể cũng xuất xứ từ Vân Nam.

2.Đặc điểm của cây tam thất

Loại này đặc biệt có thân rễ nhiều đốt mang sẹo của những gốc thân mọc hàng năm lụi đi. Chiều dài và đường kính thân rễ thay đổi tùy theo độ tuổi của cây, thường daì 25 cm, đường kính 1-3,5 cm với cây khoảng 20 năm tuổi. Thân rễ cũng có mang nhiều rễ phụ. Tận cùng của thân rễ có một rễ củ nhỏ mang nhiều rễ con.

Dược liệu sau khi chế biến có hình dạng thay đổi, thường hình con quay hay hình củ cà rốt dài 2-6cm, đường kính 1-4cm. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc vàng xám, có những nếp nhăn dọc gián đoạn và vết sẹo còn lại của rễ nhánh. Phần trên xung quanh vết sẹo của thân có những u nhỏ lồi ra. Thể chất cứng chắc, vị thoạt đầu hơi đắng sau hơi ngọt.

3.Tác dụng của tam thất đối với sức khỏe

– Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.

– Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm).

– Kích thích miễn dịch.

– Tác dụng với thần kinh: Dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. Nhưng dịch chất chiết lá tam thất lại có tác dụng ngược lại: kéo dài tác dụng của thuốc an thần.

– Giảm đau: Dịch chiết của rễ, thân lá, tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.

Tác dụng của tam thất đối với sức khỏe
Tác dụng của tam thất đối với sức khỏe

4.Một số bài thuốc có tam thất

– Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.

– Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.

– Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.

– Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.

– Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.

– Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.

Tam thất là một phương thuốc chữa được rất nhiều bệnh trong đời sống. Bạn cần tuân thủ cách uống tam thất để cho căn bệnh giảm đi hiệu quả.

 

"Chú ý: Thông tin được cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua đây, bạn sẽ cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé."