Thần tượng ảo – Xu hướng mới lạ gây dựng nên ngành công nghiệp

1000

Thần tượng ảo không phải là một định nghĩa mới lạ trong ngành giải trí nữa. Tuy nhiên việc này vẫn luôn được cộng đồng mạng quan tâm không ngừng.

Luo, cô gái với bím tóc màu ghi và đôi mắt màu xanh lá, là một ca sĩ có hơn 3 triệu người hâm mộ trên Weibo. Thêm vào đó, giá vé của buổi biểu diễn này lên tới 1.580 NDT (235 USD). Nhưng duy chỉ có một điều, đó là Luo không có thật. Cô là một idol ảo, đã cùng với Lang trình diễn một sự kiện âm nhạc đầu tiên ở Trung Quốc có sự kết hợp của một nghệ sĩ 3D và một nhạc sĩ người thật.

Thần tượng ảo
Thần tượng ảo

Luo là nghệ sĩ ảo nổi tiếng nhất Trung Quốc. Đây là một nhân vật có hình dạng được tạo nên từ công nghệ kỹ thuật số, có giọng nói cũng như tính cách riêng. Tại sự kiện âm nhạc, những màn trình diễn piano của Lang và chất giọng độc đáo của Luo trở nên ấn tượng nhờ hiệu ứng hình ảnh hấp dẫn. Bên dưới sân khấu, hàng ngàn người hâm mộ vẫy tay theo nhịp điệu và cùng hô to tên Luo, thậm chí một số người còn bật khóc.

Idol ảo thu hút được số lượng người hâm mộ lớn là giới trẻ Trung Quốc, điều này thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp mới nổi ở nước này. Hiện tại, số lượng idol ảo là khoảng 30-40 nhân vật. Xu hướng này bắt nguồn từ Nhật Bản, nơi “sản sinh” ra nhiều idol ảo cực kỳ nổi tiếng, đặc biệt là ngôi sao nhạc pop Hatsune Miku – ca sĩ 16 tuổi.

Tuổi của các idol này được quyết định bởi những người sáng tạo ra họ. Hơn nữa, việc họ mãi mãi ở độ tuổi đó chính là một lợi thế rất khác biệt trong một ngành công nghiệp vốn chỉ ưa chuộng những người trẻ tuổi.

Ở Nhật Bản, vào năm 2016 Internet trên toàn thế giới từng “điên đảo” về một cô gái thực giả lẫn lộn có tên là Saya. Tuy nhiên, dù cũng là sản phẩm đồ họa nhưng Saya được tạo ra bởi bàn tay con người, còn nhóm nữ thần tượng phía trên được tạo ra hoàn toàn bởi AI.

DataGrid đã tạo ra một GAN (Generative Adversarial Network – Mạng sinh sản đối lập). GAN là một hệ thống machine-learning, tự đánh lừa bản thân rằng những sản phẩm mà nó tạo ra là thật. Trong một mạng GAN, một phần của hệ thống sẽ học cách nhận diện vật thể (như khuôn mặt), và một phần khác của hệ thống sẽ liên tiếp tạo ra các hình ảnh dựa trên phản hồi từ phần nhận diện, khiến thứ mà nó tạo ra ngày càng trông giống đồ thật hơn.

Hiện tại theo doisongxahoi, DataGrid vẫn chưa công bố bất cứ kế hoạch nào với loạt nữ thần tượng này. Tuy nhiên, rất có thể họ sẽ bước khởi đầu để thương mại hóa các sản phẩm liên quan đến văn hóa thần tượng.

 

"Chú ý: Thông tin được cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua việc tham khảo, bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết về các tin tức mới nhất"