Thị trường mỹ phẩm Việt Nam dự báo đạt 2,3 tỷ USD

959

Mặc dù thị trường mỹ phẩm Việt Nam có doanh thu tăng khá cao. Tuy nhiên các doanh nghiệp trong nước chỉ hưởng có 10% lợi nhuận.

Dân số thuộc tầng lớp trung lưu Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng lên 33 triệu vào năm 2020. Năm nay, theo dữ liệu từ Mintel, một công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu có trụ sở tại London: thị trường mỹ phẩm của Việt Nam trị giá khoảng 2,3 tỷ USD. Vậy theo đó, năm nay thị trường mỹ phẩm Việt Nam kinh doanh rất cao, và thu nhập cũng gọi là ổn định.

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam

Tuy nhiên, theo các thống kê khác, hiện nay 90% thị phần thuộc các thương hiệu nước ngoài. Chỉ có 10% thị phần là dành cho doanh nghiệp trong nước, chủ yếu ở phân khúc thấp hay bình dân. Trong đó, 30% thị phần thuộc về những ông lớn tới từ Hàn Quốc, EU chiếm 23%, Nhật Bản là 17% và Thái Lan là 13%.

Các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam hiện nay, với 10% thị phần, chỉ trụ được ở phân khúc giá rẻ và xuất khẩu sang một số thị trường lân cận (90% các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam là đại lý phân phối của các nhà mỹ phẩm nước ngoài). Hầu hết mỹ phẩm ngoại đều chiếm lĩnh các trung tâm thương mại.

Việt Nam hiện là quốc gia có sự phát triển về Internet cũng như tiềm năng thương mại điện tử. Mặc dù vậy, thị trường hàng bán lẻ nói chung cũng như nền công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam vẫn gặp phải thách thức lớn đến từ các mặt hàng khó kiểm soát nhưng vẫn được rao bán rộng rãi trên Internet, đặc biệt là Facebook. Khi mà các hoạt động buôn bán mỹ phẩm trên Facebook chưa được kiểm soát về chất lượng cũng như thuế, sẽ rất khó cho các công ty Việt Nam đưa ra sản phẩm chất lượng cao với giá thành cạnh tranh.

Theo khảo sát về thói quen sử dụng mặt hàng mỹ phẩm được thực hiện bởi Asia Plus, phụ nữ trung niên tại Việt Nam vẫn tỏ ra ưa chuộng sản phẩm có xuất xứ ngoại quốc. Nhóm này đồng thời cũng là đối tượng có sức mua lớn nhất với mặt hàng mỹ phẩm. Đây là trở ngại cho hàng Việt trong việc chiếm lĩnh thị trường.

Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn, có kênh phân phối chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn và các khu chợ, mỗi năm tiêu thụ khoảng 500.000 chai nước hoa, giá trung bình 60.000 đồng một chai 50ml. Ngoài ra, lượng xuất khẩu qua Campuchia, Lào, Thái Lan… chiếm 40% doanh thu. Tuy nhiên, cho đến nay thương hiệu nước hoa của công ty này vẫn chưa có mặt được tại các trung tâm thương mại, bị xem là một bất lợi, đặc biệt là với dòng sản phẩm làm đẹp. Tương tự, Công ty Mỹ phẩm Lan Hảo – Thorakao cũng cho biết những năm gần đây tăng trưởng của Thorakao tại thị trường trong nước là 30%, song thị trường xuất khẩu vẫn là chủ lực.

Theo doisongxahoi, những năm qua các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam đã cố gắng cải tiến công nghệ để phát triển, nhưng do đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không thể đuổi kịp công nghệ của các tập đoàn lớn. Ở phân khúc hàng cao cấp, mỹ phẩm ngoại chiếm gần hết thị phần, vì công ty nội không có kinh phí đầu tư phát triển sản phẩm, quảng bá thương hiệu.

 

"Lưu ý: các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Anh em có thể tham khảo và suy luận thêm để có được những nhận định cho riêng mình nhé!"