Trong 10 năm thu nhập của người dân nông thôn tăng gấp 3,5 lần

772

Con số thu nhập bình quân đầu người của người dân nông thôn đã tăng gần 3,5 lần, từ 9,1 triệu đồng năm 2008 lên 32 triệu đồng năm 2017.

Khi thu nhập bình quân đầu người của người dân nông thôn tăng là do kinh doanh nền nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ về quy mô và trình độ sản xuất, tái cơ cấu ngành đúng hướng, đạt nhiều kết quả quan trọng, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu ngày càng tăng.

Thu nhập của người dân nông thôn tăng
Thu nhập của người dân nông thôn tăng

Cụ thể, giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích tăng lên, năm 2017 đạt 90,1 triệu đồng/ha đất trồng trọt. Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2017 đạt 36,5 tỷ USD, tăng 2,2 lần so với năm 2008.

Giai đoạn 2008-2017, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của toàn ngành nông lâm thủy sản đạt 2,66%/năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành đạt 3,9%/năm. Năng suất lao động trong nông nghiệp tăng nhanh hơn, năm 2017 đạt 6,48%/năm.

Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn có xu hướng tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, bình quân giai đoạn 2008-2017 đạt 12,2%.

Thành tựu thứ ba là xây dựng nông thôn đổi mới trở thành phong trào sâu rộng, kết cấu hạ tầng được nâng cấp, điều kiện sinh sống ở nông thôn được cải thiện.

Thứ tư, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao, số hộ nghèo giảm nhanh.

Theo đó, thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn đã tăng gần 3,5 lần, từ 9,1 triệu đồng năm 2008 lên 32 triệu đồng năm 2017. Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn thu hẹp từ 2,1 lần năm 2008 xuống còn 1,8 lần năm 2017.

Hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường.

Đến hết năm 2017, cả nước có trên 34.000 trang trại, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2012. Tính đến hết tháng 7/2018, cả nước có 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước.

Bên cạnh một số thành tựu đạt được thì ngành nông nghiệp vẫn còn hạn chế, yếu kém. Qua đó vẫn còn nhiều năm tăng trưởng của ngành nông nghiệp thấp hơn so với mức chỉ tiêu đã đề ra.

Do đó theo doisongxahoi, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu, phát triển theo hướng hiện đại, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và bền vững.

Tầm nhìn đến năm 2045, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại có năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả cao, tăng trưởng ổn định 2-3%/năm, đóng góp khoảng 5% GDP. Công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn thu hút trên 80% lao động nông thôn. Lao động nông nghiệp chiếm dưới 10% lao động xã hội

Do đó cần phải xây dựng cho nền nông nghiệp ngày một lớn mạnh hơn nữa.