Trẻ bị viêm họng cấp – Nguyên nhân và cách điều trị. Viêm họng cấp tính là sưng nề niêm mạc họng một cách nhanh chóng. Căn nguyên gây viêm họng cấp tính có thể do vi khuẩn, virut, vi nấm hoặc tác động của môi trường. Điều kiện thuận lợi nhất cho các loại vi sinh vật gây bệnh có nhiều nhưng bị lạnh đột ngột là yếu tố rất cần được quan tâm. Lạnh đột ngột có thể do thời tiết thay đổi, nhưng vào mùa nắng nóng trẻ hay dùng các loại nước giải khát lạnh quá thì rất dễ xảy ra viêm họng cấp.
Hãy cùng doisongxahoi.net tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhé.
1. Nguyên nhân viêm họng cấp ở trẻ em
Viêm họng cấp do nhiễm trùng
“Thủ phạm” chính gây ra là virus (chiếm khoảng 70 đến 80% các trường hợp), theo sau là vi khuẩn, nấm hoặc chất kích thích.
- Viêm họng cấp do virus: Chủ yếu là do virus cúm, sởi, virus adeno… Phần lớn các trường hợp viêm họng do virus thường nhẹ và sẽ giảm dần sau 2 đến 5 ngày.
- Viêm họng cấp do vi khuẩn: Nhóm vi khuẩn liên cầu tán huyết β nhóm A (Streptococcus) là tác nhân chính. So với viêm họng cấp do virus, viêm họng cấp do vi khuẩn thường nặng hơn với các triệu chứng như cổ họng sưng đỏ, đau rát, nôn mửa, amidan bị sưng…
Viêm họng cấp không do nhiễm trùng
Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ bị viêm họng cấp còn có thể là do:
- Sự thay đổi thời tiết và nhiệt độ thất thường
- Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm
- Thường xuyên dùng đồ uống quá lạnh
- Đang ở trong môi trường nóng chuyển sang phòng máy lạnh đột ngột
- Trẻ không chú ý giữ vệ sinh cá nhân, không rửa tay thường xuyên hoặc rửa tay không đúng cách, không dùng xà phòng… nên không thể diệt hết các vi khuẩn gây hại.
- Trẻ có tiền sử mắc các bệnh tai mũi họng.
2. Cách chữa viêm họng cấp tính cho trẻ
Các bậc phụ huynh nên tiến hành đo nhiệt độ cho trẻ và chườm hạ nhiệt bằng nước ấm. Giữ ấm cho trẻ: giữ ấm vùng cổ họng, ngực, mũi của trẻ để phòng ngừa bệnh viêm họng.
- Đảm bảo môi trường sống khô thoáng, sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp nơi ở sạch sẽ.
- Cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối ấm để bảo vệ cổ họng, đường hô hấp của trẻ
- Thường xuyên chăm sóc răng miệng cho trẻ
- Cho trẻ uống bổ sung nhiều nước, nước ép trái cây như cam, chanh,… để giải nhiệt kháng viêm.
- Tránh cho trẻ uống nước lạnh, ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Sử dụng máy tạo ẩm để điều hòa không khí, luôn giữ nhiệt độ phòng từ 25-27 độ.
- Giữ cho trẻ tâm trạng thoải mái,hạn chế quấy khóc làm bệnh lâu khỏi.
- Bổ sung vitamin, kẽm, sắt,… để hệ thống miễn dịch của trẻ khỏe mạnh, giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
- Không tắm trẻ ngay khi trẻ vừa đổ nhiều mồ hôi, dùng nước ấm tắm trẻ và thường xuyên rửa tay trẻ với xà phòng. Có thể dùng nước có pha 1-2 giọt tinh dầu gừng, khuynh diệp để giữ ấm cơ thể trẻ.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lạ để tránh bị lây bệnh. Không sử dụng chung đồ đạc với người khác.
- Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.
Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ, cần lập tức đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Trên đây là một số cách chữa viêm họng tại nhà. Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể tham khảo bài thuốc về cách trị nhức răng tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên trước khi áp dụng cần đi khám để biết rõ tình trạng của mình. Đồng thời bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất.