Bệnh tiêu chảy là một triệu chứng bệnh của hệ tiêu hóa, bệnh gặp khá phổ biến ở người lớn. Vậy bệnh tiêu chảy sẽ ảnh hưởng đến đời sống con người thế nào?
Tiêu chảy là căn bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh này có nguy hiểm hay không? Hãy cùng đi lý giải về căn bệnh tiêu chảy ngay dưới đây nhé.
1.Tiêu chảy là bệnh gì?
Tiêu chảy là việc đi ngoài phân lỏng với số lượng và số lần nhiều hơn bình thường. Tùy theo thời gian và số lần đi ngoài có thể chia tiêu chảy thành ba loại chính: Tiêu chảy cấp tính kéo dài trong vài ngày đến một tuần; tiêu chuẩn bán cấp tính kéo dài khoảng 3 tuần và tiêu chảy mạn tính kéo dài trên 4 tuần.
2.Triệu chứng của bệnh tiêu chảy
Số lượng và tình trạng đi ngoài
Đối với những người mắc bệnh tiêu chảy thường đi ngoài thường xuyên, đi ít nhất 5 lần mỗi ngày. Và mỗi lần đi ngoài thì phân thường lỏng, đi ngoài rất nhanh, không cần ngồi lâu như bình thường là có thể đi ngoài được. Nếu phân nước lỏng đục nhiều, không kèm theo hiện tượng sốt, không đau bụng cần nghi ngờ là nhiễm phải khuẩn tả.
Đau bụng, buồn nôn
Thông thường thì những người bệnh tiêu chảy thường bị đau bụng dữ dội, nhưng bệnh sẽ được giảm sau mỗi lần đi ngoài xong. Kèm theo triệu chứng đau bụng là buồn nôn, ói mửa, chóng mặt, đây là triệu chứng thường gặp nhiều nhất ở bệnh nhân. Nhưng cần phân biệt với những bệnh nhân đau dạ dày, trào ngược dạ dày thường cũng hay đau bụng, buồn nôn, các triệu chứng này đau một thời gian sẽ ngưng.
Mất nước
Tiêu chảy và nôn có thể gây ra mất nước ( đây là tình trạng thiếu dịch trong cơ thể ). Mất nước là dấu hiệu khá quan trọng, người bệnh cảm thấy khát nước, giảm số lượng nước tiểu, niêm mạc mắt bị khô, mắt trũng, mất sự đàn hồi của da với biểu hiện bằng dấu hiệu nếp véo da, mạch nhanh, tụt huyết áp tư thế hoặc nặng hơn là tụt huyết áp, mệt xỉu. Đối với người lớn, tình trạng mất nước nhẹ thường khó phát hiện hơn so với trẻ em. Mức độ mất nước đôi khi không tương xứng với độ nặng của tiêu chảy.
3.Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy do vi rút
Nguyên nhân chủ yếu của tiêu chảy cấp tính là do nhiễm vi rút. Trường hợp này còn được biết đến như cúm dạ dày.
Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ thể của chúng ta và nhất là trẻ em khi mà hệ miễn dịch chưa được mạnh như người lớn thì sẽ gây bệnh. Một số ký sinh trùng gây bệnh như Giardia Lamblia, Entamoeba Histolytica và Cryptosporidium. Chúng có thể xâm nhập qua đường thực phẩm như ăn hay uống nước, sau đó sẽ phát triển và gây bệnh ở hệ thống tiêu hóa.
Do việc sử dụng thuốc men
Việc sử dụng nhiều thuốc có thể làm người lớn hoặc trẻ em bị tiêu chảy, chẳng hạn như thuốc trụ sinh, thuốc chống cao huyết áp, nhuận tràng hoặc antacids chứa magnesium có thể gây bệnh này cho người lớn. Có một số bà mẹ cho con bú bị tiêu chảy cũng làm ảnh hưởng đến em bé. Ngoài ra, thói quen hàng ngày cũng có thể làm bạn bị tiêu chảy như uống rượu, cà phê, trà hoặc kẹo chewing không đường và bạc hà.
Nguyên nhân do bệnh
Tâm trạng buồn phiền, lo lắng, nhiễm trùng máu, một số bệnh truyền nhiễm, viêm tai… cũng có thể gây bệnh tiêu chảy.
4.Cách điều trị bệnh tiêu chảy
Với những trường hợp tiêu chảy nhẹ, việc điều trị chỉ là bổ sung đủ lượng dịch bị mất. Bệnh nhân không cần uống nhiều nước hoặc các chất điện giải. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng, bệnh nhân phải đến bệnh viện để được truyền nước vào cơ thể qua đường tĩnh mạch.
Nếu bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, bệnh nhân có thể sẽ phải dùng thuốc kháng sinh.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh tiêu chảy mà doisongxahoi chia sẻ cho bạn. Để tránh bị mắc bệnh này, chúng ta nên tránh những tác nhân gây lên bệnh như thói quen uống rượu, các chất kích thích.