Chỉ trong hơn 1 tháng, khi thời tiết chuyển từ mùa mưa sang mùa nắng, hồ tiêu Tây Nguyên đột ngột chết hàng loạt khiến hàng trăm gia đình có nguy cơ vỡ nợ.
Tin thời sự: Nhiều nông hộ gần như mất trắng những vườn tiêu từ 3 – 4 năm tuổi. Số lượng tiêu chết lên đến cả ngàn hecta.
Ghi nhận tại một vườn chuyên canh tiêu huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, nơi được mệnh danh là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Đắk Nông, 3 tháng trước, toàn bộ khu vườn này phủ một màu xanh. Tuy nhiên hiện nay, 2/3 số gốc tiêu đã bị chết đột ngột.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện, trên toàn địa bàn huyện hiện có trên 200 ha tiêu bị chết, kèm theo đó là gần 2.000 ha tiêu đang bị nhiễm bệnh, chết nhanh, chết chậm. Các loại bệnh này hiện chưa có thuốc đặc trị.
Được biết, không chỉ tại Đắk Nông mà tại Gia Lai – 1 trong 5 tỉnh Tây Nguyên có diện tích tiêu lớn nhất – cũng bị tình trạng này, và số lượng tiêu chết đã lên đến 2.000 ha.
Nhiều hộ dân vay nợ tứ tung, dốc tất cả các biện pháp cứu sống cây tiêu. Có hộ bỏ hàng trăm triệu đồng thuê kỹ sư nông nghiệp, rồi cũng chịu thua. Hồ tiêu vẫn không thể sống dậy.
Theo thống kê của Ngân Hàng Nhà Nước chi nhánh tỉnh Gia Lai, tổng dư nợ cho vay để nông dân trồng hồ tiêu là 4,382 tỷ đồng (hơn $187.7 triệu), trong đó riêng huyện Chư Pưh với 8,104 gia đình vay chiếm khoảng 1,500 tỷ đồng (hơn $64.2 triệu).
Hiện ở huyện Chư Pưh, khắp nơi treo bảng rao bán nhà. Trẻ con nheo nhóc, thất học vì gia đình đổ nợ, người lớn thì đua nhau bỏ trốn, bỏ xứ vào các tỉnh phía Nam kiếm sống qua ngày. “Nếu một đến hai năm tới, không có cây gì thay thế, vực dậy kinh tế thì chỉ có nước giao đất cho ngân hàng hoặc buông xuôi về quê hoặc tìm nơi khác sinh sống,” ông Long nói.
Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chư Pưh Nguyễn Long Khánh chia sẻ thêm trên địa bàn huyện có hơn 300 ha tiêu bị chết. Trong đó 30-40% chết do bị sâu bệnh, số còn lại là bị ảnh hưởng của hạn hán năm 2016.
Còn tại Đắk Lắk, theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk), từ đầu năm 2016 đến nay toàn tỉnh có hơn 2.776 ha hồ tiêu bị sâu bệnh gây hại, chiếm 10% tổng diện tích hồ tiêu địa phương.
Trong đó, hơn 579 ha bị bệnh vàng lá chết nhanh, 1.113 ha bệnh vàng lá chết chậm, 1.083 ha bị các loại sâu bệnh khác gây hại, tập trung ở huyện Buôn Đôn, Ea H’leo, Ea Kar, Krông Năng…
Theo doisongxahoi, nguyên nhân diện tích hồ tiêu bị chết tăng vọt, được cho là thời tiết cực đoan, mưa kéo dài tới hơn 3 tháng, khiến cây tiêu bị úng nước. Thêm vào đó, giá hồ tiêu xuống thấp, nông dân giảm đầu tư chăm sóc, khiến cây hồ tiêu đề kháng yếu.
Ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai cùng chính quyền, ngành chức năng cơ sở đang tiến hành thống kê, xác định rõ thiệt hại để đề xuất chính sách hỗ trợ cho người dân.
Xem thêm: Công dụng của dầu gấc trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
"Chú ý: Thông tin được cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua đây, bạn sẽ cập nhật thêm nhiều tin tức thời sự mới nhất"