Khi gửi tiết kiệm doanh nghiệp tư nhân, khách hàng sẽ được cấp một cuốn sổ tiết kiệm. Tuy nhiên không ít người mất trắng tiền khi gửi tiết kiệm ở đây.
Theo bản tin thời sự, hơn 400 người dân tại tỉnh Vĩnh Phúc đã gửi đơn kêu cứu về việc Công ty TNHH đầu tư vàng bạc Duy Hiên đóng trên địa bàn tỉnh đã huy động tiền của họ 2 năm nay không trả. Trong khi đó, công ty vẫn hoạt động bình thường thậm chí còn mở rộng thêm nhiều địa điểm kinh doanh khác.
Trong những năm trước, người dân nghe người làng rủ nhau gửi tiền vào công ty vàng bạc Duy Hiên thuận tiện hơn ngân hàng, có thể lấy tiền bất cứ giờ nào mà không phải làm thủ tục phiền phức, khi rút tiền không bị mất lãi suất, vẫn được ưu ái giữ nguyên mức lãi suất cho kỳ hạn gửi ban đầu. Đó là chưa kể giấy gửi lại được ghi là sổ tiết kiệm, có đóng dấu đỏ như ngân hàng.
Những người gửi tiền và vàng vào công ty Duy Hiên cho biết, trước đây công ty nhận gửi tiền và vàng của người dân tại các huyện lân cận và trả rất đúng hạn. Nhưng vào năm 2016, công ty đã bất ngờ tuyên bố vỡ nợ, sau đó, cam kết mỗi tháng sẽ trả một ít tiền gốc cho người dân. Tuy nhiên, thực tế việc trả tiền chỉ mang tính đối phó, Có người mỗi tháng chỉ được trả cho 30.000 đồng, coi như trả tiền gốc.
Khi gửi tiền, mỗi người được DN phát cho một cuốn sổ tiết kiệm ghi rất cẩn thận, chi tiết số tiền mình gửi. Mặt trước của cuốn sổ có in nhiều huân chương, phần thưởng do các tổ chức nhà nước trao tặng, còn mặt sau ghi tính bảo mật hoàn toàn tuyệt đối, hàng tháng lĩnh tiền qua tài khoản, khi mất phải báo ngay với DN, dấu đỏ, dấu tròn đầy đủ… Chính vì vậy, vào thời điểm đó không ai mảy may nghi ngờ.
Cứ như vậy sau khi huy động được tiền của rất nhiều người. Nhưng cũng từ đó, tiền lãi hàng tháng của người dân đột nhiên bị “cắt”.
Đối chiếu với giấy phép hoạt động của Doanh nghiệp Duy Hiên có thể thấy rằng doanh nghiệp này không được cấp phép trong hoạt động ngân hàng. Do vậy, doanh nghiệp này phát hành sổ tiết kiệm, huy động tiền gửi trong dân là trái phép.
Doisongxahoi cho biết, tiền – vàng mang gửi đều là tiền mồ hôi nước mắt, tằn tiện chắt bóp mà có, tuy nhiên trong giao dịch dân sự, khi xảy ra vỡ nợ, cơ hội lấy lại được tiền là rất nhỏ vì chỉ trông chờ vào tài sản mà cơ quan điều tra thu giữ được từ con nợ, mà phần lớn khi xảy ra đổ vỡ thì tài sản này chẳng còn là bao. Chính vì vậy, CQĐT khuyến cáo người dân có nhu cầu gửi tiết kiệm cần cân nhắc, chỉ gửi tiền vào những tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng có phép để tránh rủi ro.
"Chú ý: Thông tin được cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua đây, bạn sẽ cập nhật thêm nhiều tin tức thời sự mới nhất"