Ngày nguyệt kỵ là gì? Cách tính ngày nguyệt kỵ như thế nào?

1177

Ngày nguyệt kỵ là ngày gì? Cách tính ngày nguyệt kỵ như thế nào? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người hỏi sẽ được bật mí ngay dưới đây.

Ông bà ta thường có câu: “mồng 5, 14, 23, đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”. Theo quan điểm xưa thì các ngày này chính là các ngày nguyệt kỵ. Theo lời khuyên, trong ngày này tất cả mọi người không nên làm bất cứ việc gì quan trọng. Vậy ngày nguyệt kỵ theo doisongxahoi nghĩa là gì?

1.Ngày nguyệt kỵ là ngày gì?

Theo phong tục từ xa xưa, khi làm mỗi việc quan trọng gì, đặc biệt như cưới hỏi, ma chay, nhập trạch, động thổ, cất nóc đều cần xem ngày giờ. Nếu trúng vào ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo thì là tốt. Còn rơi vào những ngày hắc đạo, giờ hắc đạo thì tuyệt đối nên tránh xa.

Ngày nguyệt kỵ là ngày gì?
Ngày nguyệt kỵ là ngày gì?

Những ngày kiêng kỵ cần tránh bao gồm ngày nguyệt kỵ, ngày hoang vu, ngày sát chủ.

Việc xem ngày trước khi làm một việc gì đó là trọn vẹn về mặt tâm linh, sau là để mọi người yên tâm thực hiện công việc. Trong mỗi có năm có 12 tháng, và mỗi tháng đều có 3 ngày nguyệt kỵ rơi vào ngày mùng 5, 14 và 23.

Theo quan niệm từ xưa, trong mỗi tháng luôn có 3 ngày mà cộng vào bằng 5 đó là ngày 14 (1+4), ngày 23 (2+3). Thời xưa thường gọi đây là ngày nửa đời nửa đoạn, xuất hành, đi đâu, làm gì cũng sẽ gặp khó khăn, vất vả, mất việc, mất tiền, mất công, mất sức.

2.Nguồn gốc ngày nguyệt kỵ

Nguồn gốc của ngày Nguyệt Kỵ bắt nguồn từ truyền thống khoa học huyền bí của Trung Quốc. Theo sách lịch của Trung Quốc, 3 ngày mùng 5, 14, 23 là ba ngày kỵ trong mỗi tháng nên được gọi là “ngày Nguyệt Kỵ”.

Trong Cửu cung phi tinh gồm: Nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ hoàng, lục bạch, thất xích, bát bạch, cửu tử. Trong số cửu tinh thì Sao Ngũ hoàng (thuộc trung cung, lấy số 5 làm biểu hiện) được cho là xấu nhất, vận sao Ngũ hoàng bay tới đâu mang hoạ tới đó. Cứ theo phi tinh 9 cung lại quay trở về Ngũ hoàng: Ngũ hoàng 5, 5 + 9 = 14, 14 + 9 = 23. Đó chính là ngày Nguyệt Kỵ.

Đặc biệt nhất là ngày 5 tháng 5 (trùng lặp Ngũ hoàng thổ). Người ta thường nói: “nen nét như rắn mùng 5”. Vào ngày mùng 5/5 âm lịch rắn không ra khỏi hang. Do đó, tương truyền ai chặt được đầu rắn mùng 5/5 ra đường thì sẽ gặp nhiều may mắn. Sở dĩ ngày đó rắn ít ra đường vì thời gian đó phương lực ly tâm từ trái đất kết hợp với lực hấp dẫn từ mặt trăng, hướng tâm từ mặt trời và vũ trụ không bình thường nên gây cho rắn run sợ, ù tai, hoa mắt không dám ra ngoài.

Ngoài ra, theo quan niệm khác coi đây cũng là những ngày ”con nước” (tức là ngày triều cường, thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè). Theo đó, những ngày này thường đem đến xui xẻo cho mọi người nhất là khi đi xa, do người xưa chủ yếu đi lại bằng đường thủy.

Trong phong thủy, ngày Nguyệt Kỵ và ngày Tam Nương không được cho là quan trọng so với các sao chính tinh và ngày kiêng kỵ khác như : Sát chủ, Thụ tử, Thập ác đại bại, Trùng tang, Trùng phục, Không sáng, Không phòng, Thiên tài địa họa, Trời nghiêng đất lở, Hoang ốc, Thiên hình hắc đạo, Chu tước hắc đạo, Bạch hổ hắc đạo, Thiên lao hắc đạo, Huyền vũ hắc đạo, Câu trần hắc đạo, Dương công kỵ, Lục nhật phá quần…

Nguồn gốc ngày nguyệt kỵ
Nguồn gốc ngày nguyệt kỵ

3.Ngày nguyệt kỵ theo từng tháng trong năm 2019

Tháng 1: ngày 10, 19, 28

Tháng 2: ngày 09, 18, 27

Tháng 3: ngày 10, 19, 28

Tháng 4: ngày 09, 18, 27

Tháng 5: ngày 09, 18, 27

Tháng 6: ngày 07, 16, 25

Tháng 7: ngày 07, 16, 25

Tháng 8: ngày 05, 14, 23

Tháng 9: ngày 03, 12, 21

Tháng 10: ngày 03, 12, 21

Tháng 11: ngày 01, 10, 19, 30

Tháng 12: ngày 09, 18, 30

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được ý nghĩa về ngày nguyệt kỵ cũng như biết được ngày nguyệt kỵ trong từng tháng. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích được cho bạn.