Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường

883

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh chuyển hóa rối loạn về nội tiết tố, chuyển hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao.

Đây là một những căn bệnh phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Bởi vì tiểu đường chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, suy thận. Chính vì thế, bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh tiểu đường nhằm phát hiện sớm và kiểm soát bệnh kịp thời.

1.Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường
Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường

Do bạn có lượng đường trong máu quá cao sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

2.Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là do rối loạn sự chuyển hóa cacbohydrat khi hoocmon insulin của tuyến tụy bị thiếu hoặc giảm các tác động đối với cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do Insulin là một nội tiết tố được tế bào đặc biệt của tuyến tụy bài tiết ra, có tác dụng đưa glucose vào trong tế bào và giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa glucose máu.

Vì vậy, khi hoạt động này xảy ra sẽ làm cho lượng đường trong máu ở mức cao làm cho người bệnh đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm, khát nước…

3.Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Khát nước nhiều hơn bình thường

Nếu bắt đầu mắc tiểu đường, bạn sẽ cảm thấy khát hơn bình thường. Đó là triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, có những trường hợp là do bị mất nước. Vì vậy, bạn nên kết hợp kiểm tra nhiều triệu chứng khác nữa trước khi đưa ra kết luận bị bệnh tiểu đường.

Đi tiểu thường xuyên

Đi tiểu thường xuyên có thể do vấn đề về sức khỏe, khả nghi nhất là vấn đề bệnh thận. Nhưng nếu bạn đi tiểu nhiều cùng với lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tầm nhìn giảm sút

Bạn bị mờ mắt? Tầm nhìn của bạn không còn rõ nét như trước, các vật thể sẽ bị ra khỏi tầm mắt và mờ nhạt dần.

Viêm nướu

Khi bị tiểu đường, lợi (nướu) sẽ là nơi nhận ảnh hưởng nhiều nhất. Nguyên nhân là do khi mắc bệnh tiểu đường, các hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, khiến cho cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn được. Nếu không điều trị tiểu đường đúng thời điểm, tình trạng viêm sẽ ngày càng tồi tệ hơn nhiều.

Xuất hiện nhiều vết thâm nám

Bị tiểu đường đồng nghĩa với việc sức khỏe làn da cũng bị ảnh hưởng. Trên da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng, đặc biệt là ở những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da. Những khu vực thường bị thâm nhiều điển hình là cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp nối.

Sụt cân

Khi bị tiểu đường, lượng glucose trong máu không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến việc giảm cân đột ngột. Đây chính là dấu hiệu phổ biến mà bạn nên chú ý tới khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Vết thương lâu lành

Tiểu đường sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch bị tổn thương, máu lưu thông kém, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành nhanh. Khi gặp tình trạng này xảy ra, hãy gặp bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.

Mệt mỏi thường xuyên

Trong giai đoạn tiểu đường, lượng glucose vẫn sẽ lưu thông được trong cơ thể bạn. Nhưng do mức đề kháng insulin yếu, glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Điều này dẫn đến sự mệt mỏi quá mức của cơ thể.

4.Cách phân biệt các bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường type 1

Đây là bệnh tự miễn dịch mà tuyến tụy không sản xuất insulin. Có khoảng 15% người mắc bệnh tiểu đường type 1, phần lớn các trường hợp được chẩn đoán là trẻ em và người trưởng thành. Do các tế bào tuyến tụy bị phá hủy không sản xuất được insulin, người bị mắc bệnh tiểu đường type 1 sẽ phải chung sống bệnh suốt đời.

Bệnh tiểu đường type 2

Không giống như tiểu đường type 1, người mắc bệnh tiểu đường type 2 vẫn sản xuất ra insulin nhưng các tế bào không tiếp nhận insulin. Và đây là dạng thường gặp nhất bởi số người mắc phải chiếm đến 95% từ 30 tuổi trở lên. Bệnh rất ít có triệu chứng và thường phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim hoặc vô tình phát hiện khi đi xét nghiệm. Bệnh tiểu đường type 2 đôi khi được coi là căn bệnh lối sống bởi vì nó thường có nguy cơ do ít vận động, thừa cân và không tập thể dục.

Bệnh tiểu đường thai kỳ (type 3)

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là tiểu đường type 3 xuất hiện trong thời gian mang thai, thường gặp ở 3 tháng giữa thai kỳ. Khác với bệnh tiểu đường type 1 và type 2, bệnh tiểu đường type 3 sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra hoặc có khả năng mắc lần thứ 2 trong lần mang thai kế tiếp và có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường type 2 sau này trong đời. Phụ nữ mang thai ở tuổi cao có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.

5.Cách điều trị bệnh tiểu đường

Điều trị bằng chế độ ăn uống

Người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý.

Điều trị bằng chế độ vận động

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên tập luyện tổng cộng 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày mỗi tuần hoặc 150 phút/tuần. Loại vận động dẻo dài như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp, nên đạt đủ cường độ nhằm làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp. Khuyến khích tập luyện đối kháng 3 lần/tuần.

Điều trị bằng thảo dược

Một số thảo dược rất tốt cho người bệnh tiểu đường điển hình như mướp đắng, nha đam, cây cà ri, cây húng quế, lá xoài… Người bệnh có thể kết hợp bổ sung các thảo dược này trong chế độ ăn uống sẽ tốt trong quá trình điều trị.

Cách điều trị bệnh tiểu đường
Cách điều trị bệnh tiểu đường

Điều trị tiểu đường bằng thuốc

Trong bệnh tiểu đường type 1, các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra được insulin cho cơ thể. Lúc này bệnh nhân cần phải được điều trị bằng insulin.

6.Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì

Những thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn

Các loại thực phẩm ngọt

Đặc biệt là vị ngọt nhân tạo thì người mắc bệnh tiểu đường cần kiêng tuyệt đối. Vì tiểu đường là tình trạng mà cơ thể người bệnh có lượng đường trong máu đã vượt quá ngưỡng giới hạn chỉ số tiểu đường cho phép. Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga và tất cả các thực phẩm ngọt nhân tạo hoặc vị ngọt quá đậm như: mía đường, hoa quả quá ngọt… thì người tiểu đường cũng cần hạn chế đến mức tối đa.

Tinh bột

Người bệnh tiểu đường cần phải kiêng khá ngặt nghèo. Kể cả các thực phẩm như cơm, phở, bún cũng cần phải hạn chế. Những loại thức ăn ăn liền như phở, cháo ăn liền cần phải kiêng kỵ tuyệt đối vì chúng không hề có lợi cho sức khỏe kể cả đối với người bình thường. Thay vào đó có thể sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.

Đồ ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa – trans, cholesterol

Người bị bệnh tiểu đường nên kiêng ăn các chất béo bão hòa và cholesterol được tìm thấy trong các thực phẩm nguồn gốc từ động vật. Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thực phẩm có chứa chất béo trans như dầu ăn đã chiên đi chiên lại; thực phẩm đóng hộp sẵn.

Trái cây khô

Tuy có chứa chất xơ và thành phần dinh dưỡng cao nhưng các loại trái cây khô lại có lượng đường tự nhiên khá nhiều, cần tránh sử dụng.

Sữa

Chứa nhiều chất béo mà những thành phần này sẽ làm giảm đề kháng isulin, không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu cần có thể thay thế bằng các loại sữa không đường, ít béo.

Thực phẩm bệnh tiểu đường nên ăn

Ăn nhiều rau xanh và trái cây. Rau xanh, trái cây là những nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa, hợp chất phytochemical cao, có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể.

Chất đạm: Người bệnh nên sử dụng các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò bởi trong chúng chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có khả năng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường ở trong máu, ngoài ra còn công dụng chống ung thư.

Chất béo tốt: Nguồn chất béo có bên trong quả bơ, quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu oliu sẽ giúp ích cho việc giảm nồng độ cholesterol trong máu. Người bệnh tiểu đường nên sử dụng chúng thay thế cho chất béo có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên, với dầu ô liu thì chú ý nên sử dụng ở nhiệt độ thường, không nên chế biến trong nền nhiệt độ cao, vì chúng có thể sinh thêm nhiều chất độc hại cho cơ thể.

Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần: Cá là nguồn cung cấp ra chất béo và chất đạm thay thế cho thịt rất tốt. Các loại cá như cá ngừ,cá mòi, cá hồi, cá thu rất giàu axit béo Omega-3 không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ích lớn cho sức khỏe tim mạch. Bạn nên chế biến cá ở dạng hấp, súp, nấu không nên chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh thường gặp trong đời sống, phải biết cân bằng chế độ ăn uống hợp lý và vận động để tốt cho sức khỏe.