Bệnh sỏi thận là một bệnh thường gặp ở người già, bệnh sỏi thận gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh cũng như chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, nếu bệnh sỏi thận để lâu ngày không được điều trị thì bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: tắc nghẽn niệu đạo, tổn thương cục bộ, suy giảm chức năng thận, nhiễm khuẩn.
1.Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận là một căn bệnh liên quan đến đường tiết niệu, được coi là một hiện tượng khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết thành sỏi. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng nếu sỏi lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu. Nếu sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận, gây bế tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận…Sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu và giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận.
Sỏi thận là một căn bệnh thường gặp. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi thận và việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc nhiều vào bản chất của từng loại sỏi. Điều quan trọng là cá nhân mỗi người hoặc có người thân trong gia đình chẳng may mắc bệnh nên trang bị cho mình kiến thức về phân loại sỏi và cách để phòng ngừa chúng, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh.
2.Triệu chứng dẫn đến bệnh sỏi thận
Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.
Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.
Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi
Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.
3.Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận
Đường tiểu có vấn đề
Đường tiểu có vấn đề làm cho nước tiểu không thoát được hết ra ngoài. Để lâu ngày bị tích trữ, lắng đọng và tạo thành sỏi. Hoặc do bị u xơ tiền liệt tuyến khiến cho nước tiểu bị đọng lại các khe.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Không cân bằng được khẩu phần ăn hoặc do ăn quá nhiều rau, quá nhiều thịt cũng là nguyên nhân dẫn tới sỏi thận. Ăn uống không hợp lý là nguyên nhân gây sỏi thận. Uống không đủ nước hoặc lúc uống thì uống quá nhiều, không uống đều trong cả ngày dẫn tới sự lắng đọng các chất tạo thành sỏi trong cơ thể.
Bị nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh dục
Bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục, vệ sinh không sạch sẽ dẫn tới vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ khiến lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể từ đó hình thành sỏi.
4.Cách điều trị bệnh sỏi thận
Với sỏi nhỏ, có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.
Nếu sỏi đã quá lớn khi phát hiện hoặc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi).
Qua bài viết mà doisongxahoi chia sẻ trên đây, bạn đã biết những nguyên nhân và cách chữa trị bệnh sỏi thận rồi nhé. Nếu có những dấu hiệu này bạn nên đi gặp bác sĩ nhé.
"Chú ý: Thông tin được cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua đây, bạn sẽ cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé."