Bệnh dại được gọi là một căn bệnh nguy hiểm trong y học, nó có thể dẫn đến việc gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính mạng của con người.
Bên cạnh đó nếu như bạn bị chó, mèo hoặc một loài động vật nào khác nếu như chưa được tiêm phòng bệnh dại sẽ rất dễ dẫn đến căn bệnh dại này, và nó cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người.
1.Bệnh dại là bệnh gì?
Bệnh dại là một căn bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Hiện tại ở Việt Nam bệnh này đang rất phổ biến, nó như một bệnh dịch mà bạn cần phải tránh xa. Bệnh này đã lưu truyền đến rất nhiều địa phương ở Việt Nam, bệnh này lây qua vết mèo cắn hoặc vết cào của động vật, cào trực tiếp trên da của bạn. Điều này sẽ khiến cho bạn rất dễ bị tổn thương.
Các biểu hiện của bệnh dại trên người sẽ là sợ nước, sợ gió và co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% đối với cả động vật lẫn con người. Tuy vậy, bệnh dại ở trên con người có thể phòng và điều trị đúng cách thì sẽ nhanh hết. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó, mèo) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.
2.Những triệu chứng thường gặp ở bệnh dại
Thời gian từ lúc nhiễm virus cho đến khi nó có triệu chứng sốt cao trung bình từ 35 tới 65 ngày, bạn sẽ gặp triệu chứng là sốt, nhức đầu hoặc kiệt sức và kèm theo đó là chán ăn, buồn nôn và đau hoặc tê nơi vết cắn kéo dài từ 3 đến 5 ngày.
Sau đó, những triệu chứng ở hệ thần kinh xuất hiện, bao gồm bị kích động, lú lẫn và lo lắng kèm theo sự hiếu động thái quá, những hành vi bất thường và mất ngủ. Chứng ảo giác, sợ nước, co giật cơ và tê liệt cũng có thể xảy ra. Nếu như bạn không được điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ rất dễ bị nhiễm và sẽ dẫn đến hôn mê, co giật và tử vong, thường từ 4 đến 7 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu trở nặng.
3.Làm gì khi bị động vật cắn
-Khi bị động vật cắn trong vòng 15 phút với nước và xà phòng hoặc nước sạch. Sau đó bạn nên sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc cồn Iốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn.
-Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Trong lúc rửa vết thương, không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn.
– Đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại.
– Thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn bạn và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn/cào.
Theo dõi trong thời gian 15 ngày nếu như con vật chết thì nên đến gặp bác sĩ ngay tránh tình trạng bệnh ăn sâu vào cơ thể.
4.Điều trị bệnh dại
Khi bị con vật cắn bạn cần phải kiểm tra xem nó có bị nhiễm khuẩn dại hay không. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có cách nào để biết liệu con vật này có truyền nguồn bệnh đến cho bạn hay không? Để điều trị bệnh này luôn được khuyến khích đến các trạm y tế gần nhất.
Khi bị động vật nhiễm dại cắn vết thương bạn cần được rửa sạch ngay lập tức với xà phòng, nước, hợp chất iot povidone hoặc những thuốc tương tự. Nếu con vật có triệu chứng bệnh dại, bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị bằng globulin miễn dịch dại ở người (HRIG) và vắc xin tế bào lưỡng bội chống bệnh dại ở người (HDCV) cho bạn.
Trên đây là những chia sẻ về căn bệnh dại mà trang doisongxahoi chia sẻ cho bạn. Hy vọng bạn sẽ biết được nhiều điều bổ ích.
"Chú ý: Thông tin được cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua đây, bạn sẽ cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé."