Ngành hàng bán lẻ tiếp tục tìm lối đi mới phân phối công nghệ

1039

Theo đó, trong tình hình kinh tế hiện nay, ngành hàng bán lẻ đang phải tìm lối đi mới, khách hàng riêng mới có thể vượt lên được.

Theo nguồn tin kinh doanh,  trong 4 tháng đầu năm, tổng số doanh nghiệp giải thể và dừng hoạt động trên cả nước là hơn 17.000 doanh nghiệp, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Trong số đó có hơn 5.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ. Mặc dù tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 4 tháng đầu khá cao nhìn từ con số đơn thuần, nhưng mức tăng thực chất chỉ còn khoảng dưới 5%, trong khi đó cũng đạt ở mức 7,6%, vì thế có thể nói tình hình thị trường hiện tại đang là dấu hiệu báo động.

ngành hàng bán lẻ
ngành hàng bán lẻ

Các nhà bán lẻ đang phải vật lộn với tình trạng leo thang của giá nhiên liệu, chi phí sản xuất hàng hóa, phí vận chuyển hàng hóa từ trung tâm phân phối đến cửa hàng, doanh nghiệp bán lẻ chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn, nhất là khi Chính phủ chủ trương thắt chặt tiền tệ. Thực tế thị trường bán lẻ đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là cảnh vắng người tiêu dùng ở các trung tâm mua sắm, nhiều quầy hàng cũng đã chính thức đóng cửa. Doanh thu của các siêu thị, cửa hàng đều giảm sút.

Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Công ty cổ phần Thế Giới Số (Digiworld) hôm 24/4, công ty này đề xuất phát hành trái phiếu tổng trị giá 150 tỷ đồng nhằm có vốn chuẩn bị cho các kế hoạch kinh doanh mới. Trong các kế hoạch mới, Digiworld để ngỏ khả năng phân phối TV Xiaomi tại Việt Nam.

Mảng phân phối hàng tiêu dùng của Digiworld năm 2018 đạt 75 tỷ đồng, mặc dù tăng trưởng 50% so với năm ngoái nhưng chỉ đạt được 38% kế hoạch đề ra, cho thấy khó khăn nhất định của Digiworld khi muốn vươn sang lĩnh vực kinh doanh mới mẻ.

Ngành hàng tiêu dùng của Digiworld hiện có sản phẩm sữa y tế của Nestle; kem đánh răng, nước giặt, bàn chải,…; các loại thực phẩm chức năng.

Được biết đến như một trong 3 nhà phân phối hàng công nghệ lớn tại Việt Nam, Digiworld vài năm gần đây mở rộng sang thực phẩm chức năng và hàng tiêu dùng trong bối cảnh mảng công nghệ không còn “dễ ăn” như trước.

Thay vì bán hàng qua nhà phân phối như trước, vài hãng điện thoại lớn như Oppo, Samsung, Apple chọn cách bán hàng trực tiếp tới nhà bán lẻ, khiến vai trò các nhà phân phối như Digiworld giảm hẳn, ảnh hưởng doanh thu.

Mở rộng kinh doanh sang ngành hàng mới vài năm gần đây nhưng đóng góp của chúng vào doanh thu Digiworld vẫn chưa đáng kể. Trong gần 6.000 tỷ doanh thu năm 2018 của công ty này, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động vẫn chiếm đến 4.755 tỷ đồng, tức gần 80% doanh thu.

Theo đó, những mặt hàng này doanh thu vẫn đạt mức báo động nhiều hơn so với những năm trước. Theo doisongxahoi, cần phải cải tạo quy trình buôn bán lẻ.