Dịch bệnh sốt xuất huyết tăng cao tiềm ẩn nhiều tác động nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy bệnh sốt xuất huyết có lây không?
Sốt xuất huyết là một căn bệnh lây nhiễm từ muỗi vằn, bệnh thường bùng phát vào mùa mưa tại những nơi có vệ sinh môi trường kém nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm virus Dengue. Vậy hiển nhiên bệnh sốt xuất huyết có lây gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
1.Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.
Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.
2.Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu
Các dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)
Thể bệnh này là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).
Loại này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bạn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). Dạng bệnh này có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Trẻ em khi mắc bệnh sốt xuất huyết từ 3 ngày sẽ có những dấu hiệu sốt cao, khiến bố mẹ thường nhầm là cảm cúm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp.
3. Sốt xuất huyết lây qua đường nào?
Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Loại muỗi Aedes (muỗi vằn) sau khi đốt người bệnh nhiễm vi rút, chúng sẽ lập tức truyền bệnh cho người lành thông qua vết đốt. Việc tiếp xúc trực tiếp giữa người khỏe mạnh với trẻ bị sốt xuất huyết chắc chắn là không làm lây bệnh. Bởi lẽ, thủ phạm lây truyền và tạo thành dịch bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em chính là loại muỗi Aedes.
4.Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết chủ yếu do virus dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes aegypti gây nên, chu kỳ lây nhiễm chủ yếu là: Đầu tiên muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, tiếp theo virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi tiếp tục trong thời gian đó truyền bệnh cho người, virus đi vào cơ thể người rồi tiếp tục lại quay lại vòng tuần hoàn: muỗi Aedes hút máu từ cơ thể người bệnh rồi truyền sang cơ thể người lành.
Theo tổ chức y tế thế giới, sốt xuất huyết là mối đe dọa đến sức khỏe và là mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe cộng đồng của không ít quốc gia tại châu Mỹ và châu Á. Ước tính có khoảng trên dưới 50 triệu người bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết mỗi năm. Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra nhiều lần trong năm. Tuy nhiên trong thời gian mùa mưa dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát cao nhất.
Thông qua muỗi Aedes đốt, virus Dengue có thể lây từ người bệnh sang người lành, tuy nhiên virus này không lây trực tiếp từ người sang người. Virus Dengue có nhân ARN, thuộc nhóm Flavivirus, có bốn típ huyết thanh (D1, D2, D3, D4).
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh lây nhiễm khá cao trong đời sống hàng ngày. Bệnh này gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
"Chú ý: Thông tin được cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua đây, bạn sẽ cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé."