Chiến lược kinh doanh là một công việc quan trọng nhất để tạo dựng vị thế cũng như kế hoạch để triển khai trước khi thực hiện một điều gì đó.
Trong kinh doanh, cần phải có bước chiến lược vững vàng như vậy mới đi đến được thành công. Cần nắm chắc chiến lược như vậy bạn cần phải xây dựng chiến lược một cách hoàn hảo nhất.
Mục tiêu chiến lược:
Mỗi một chiến lược được xây dựng, luôn mang trong mình sự kỳ vọng về một kết quả tốt mà chiến lược kinh doanh được xác định thực hiện. Định hướng các hoạt động của doanh nghiệp trong vòng một năm đều phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh.
Cần phải phân biệt mục tiêu và sứ mệnh tầm nhìn của doanh nghiệp, thực tế có nhiều doanh nghiệp thường bị nhầm lẫn giữa chiến lược với sứ mệnh của doanh nghiệp. Sứ mệnh của doanh nghiệp là chỉ ra mục đích hoạt động và lý do tồn tại của doanh nghiệp. Vì vậy, thường mang tính khái quát cao, ngược lại mục tiêu chiến lược cần phải đảm bảo cụ thể, có định hướng và thời gian rõ ràng.
Doanh nghiệp cũng có thể đưa các mục tiêu làm chiến lược kinh doanh chẳng hạn như: tăng trưởng thị phần, chất lượng, giá trị của khách hàng….việc lựa chọn mục tiêu làm sao phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cần cẩn thận trong lựa chọn mục tiêu tăng trưởng, giá trị cổ phiếu hoặc lợi nhuận hàng năm làm mục tiêu chiến lược vì nó có thể làm doanh nghiệp phát triển không bền vững.
Việc xác định mục tiêu như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Chẳng hạn nếu 1 doanh nghiệp lựa chọn là lợi nhuận thì đương nhiên mục tiêu chiến lược sẽ tập trung vào phục vụ các nhóm khách hàng hay là phân khúc thị trường đem lại lợi nhuận cao bằng những sản phẩm chất lượng có giá trị cao và giá thành phù hợp với túi tiền của khách hàng, còn ngược lại nếu chọn tăng trưởng, thì doanh nghiệp phải đa dạng hóa các dòng sản phẩm nhằm thu hút khách hàng và nhiều phân khúc thị trường khác nhau.
Phạm vi chiến lược.
Một chiến lược kinh doanh hiệu quả không nên tập trung làm thỏa mãn tất cả các nhu cầu ở tất cả các phân khúc thị trường vì nếu như vậy doanh nghiệp sẽ bị phân tán nguồn lực và nỗ lực. Vì vậy, doanh nghiệp cần đặt ra giới hạn về khách hàng, sản phẩm, khu vực địa lý hoặc chuỗi giá trị trong ngành, để có thể tập trung vào thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng đó là phạm vi chiến lược.
Phạm vi chiến lược không nhất thiết phải mô tả chính xác những gì doanh nghiệp làm nhưng rất cần định rõ và truyền tải cho nhân viên doanh nghiệp sẽ không làm gì.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn tập trung vào đáp ứng một hoặc một vài nhu cầu của nhiều khách hàng. Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn tập trung vào nhiều nhu cầu của nhiều khách hàng trong một khu vực thị trường hẹp.
Việc lựa chọn phạm vi phải dựa trên nguyên tắc thị trường có nhu cầu thực sự và doanh nghiệp thực sự am hiểu cũng như có thể đáp ứng được nhu cầu. Doanh nghiệp cũng cần tránh đối đầu với các đối thủ cạnh tranh mạnh hoặc đang đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
"Lưu ý: các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Anh em có thể tham khảo và suy luận thêm để có được những nhận định cho riêng mình nhé!"