Bệnh đau ruột thừa và triệu chứng đau ruột thừa

905

Đau ruột thừa là một căn bệnh xảy ra ở đường tiêu hóa khá phổ biến và đi theo đó là những triệu chứng đau ruột thừa của bệnh.

Đau ruột thừa là một trong những dấu hiệu và triệu chứng quan trọng ở người lớn rất quan trọng. Điều này giúp bạn có thể sớm phát hiện bệnh giúp có thể đưa ra được phương pháp điều trị bệnh kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh đau ruột thừa là một căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng khi căn bệnh này không được phát hiện và xử lý nhanh sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của chính người bệnh đó. Việc trang bị những hiểu biết cần thiết nguyên nhân, biểu hiện của bệnh đau ruột thừa sẽ là cách để giúp mọi người nhanh chóng nhận diện và có biện pháp chữa trị kịp thời khi không may mắc phải nó. Muốn để cho sức khỏe của mình tốt thì bạn nên chăm sóc cơ thể mình mỗi ngày.

1.Đau ruột thừa là bệnh gì?

Trong cơ thể của chúng ta, ruột thừa có cấu tạo là một túi nhỏ nhô ra có hình như con giun của manh tràng (tức là đoạn đầu của ruột già), độ dài chỉ khoảng vài cm.

Đau ruột thừa là tình trạng đặc trưng bởi hiện tượng viêm ruột thừa dù một số ca nhẹ đã tự khỏi mà không cần đến điều trị. Bệnh này còn là hệ lụy của việc ruột thừa bị viêm nhiễm do một yếu tố nào đó tác động gây nên. Qua đánh giá chung, đau ruột thừa có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng tỷ lệ cao hơn cả vẫn là trẻ nhỏ (đặc biệt là độ tuổi thanh thiếu niên).

Triệu chứng đau ruột thừa
Đau ruột thừa là bệnh gì?

2.Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau ruột thừa

Đau ruột thừa là một căn bệnh khá phổ biến và theo đó nó cũng có một số nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như sau:

Do bị tắc nghẽn trong lòng ruột thừa

Việc tắc nghẽn này có thể là do sự có mặt của các loại giun, do các nang lympho trong lòng ruột thừa vì lí do nào đó mà sưng to lên gây bít tắc ruột thừa, do các chất dịch nằm trong ruột thừa lâu ngày bị cô đặc lại làm ách tắc ruột thừa, hay ruột thừa bị gấp và dính lại với nhau cũng là một yếu tố khiến cho lòng ruột thừa bị tắc nghẽn…

Khi lòng ruột thừa bị tắc nghẽn như vậy sẽ là cơ hội, môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, kí sinh trùng hình thành và phát triển sau đó tác động gây viêm, nhiễm trùng và đau ruột thừa.

Do tắc nghẽn mạch máu trong ruột thừa

Khi cơ thể gặp áp lực, sự căng thẳng thần kinh có thể sẽ tác động gây tắc nghẽn các mạch máu ở ruột thừa. Tự việc lưu thông máu kém sẽ dẫn đến rối loạn thành ruột thừa và gây đau ruột thừa.

Do các yếu tố khác

Ngoài hai yếu tố chính nêu trên, đau ruột thừa còn có thể xuất hiện do người bệnh bị nhiễm vi trùng Gr (-), hoặc cũng có thể là do bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng máu.

3.Triệu chứng dẫn đến bệnh đau ruột thừa

Đau ruột thừa không quá khó để nhận diện, mọi người có thể nghĩ ngay đến việc mình bị đau ruột thừa nếu nhận thấy cơ thể mình xuất hiện những dấu hiệu như:

Đau bụng dữ dội

Sự xuất hiện của cơn đau bụng dữ dội là một trong những dấu hiệu đầu tiên của viêm ruột thừa. Triệu chứng này gây ra bởi tình trạng viêm và tăng áp lực lên ruột thừa.

Cơn đau thường định vị ở vùng bụng dưới bên phải. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cũng có thể bị đau ở vùng gần rốn hay dưới lưng. Hắt hơi, cử động chân hoặc bụng có thể làm tình trạng tồi tệ hơn.

Chán ăn, ăn không ngon miệng

Hầu hết những ai đã từng trải qua hiện tượng đau ruột thừa đều có chung cảm giác ăn không ngon miệng, cũng không thấy đói bụng. Thậm chí kèm theo đó là cảm giác buồn nôn…. Tất cả những điều đó là bởi những khó chịu đau đớn mà bệnh gây nên.

Đau dội ngược

Đau dội ngược là dấu hiệu giúp chẩn đoán viêm ruột thừa một cách chính xác. Bác sĩ kiểm tra bằng cách ấn vào vùng bụng dưới bên phải của bệnh nhân. Nếu bị viêm ruột thừa, bạn sẽ thấy đau nhói ở chỗ bị ấn và khi hết ấn, cường độ đau càng dữ dội hơn.

Rối loạn tiêu hóa – thay đổi đại tiện

Khi ruột thừa bị viêm nó sẽ tác động, ảnh hưởng khiến cho quá trình tiêu hóa của cơ thể chịu nhiều ảnh hưởng làm cho người bệnh có thể bị táo bón, bị tiêu chảy.

Thành bụng bị co cứng

Co cứng thành bụng cũng là một dấu hiệu cho thấy người bệnh bị viêm – đau ruột thừa. Dù không phổ biến nhưng khi xem xét để nhận diện bệnh có thể kết hợp cùng các yếu tố khác.

Có dấu hiệu bị sốt

Cùng với cơn đau bụng, bệnh nhân cũng hay bị sốt (tuy không quá cao) kèm theo run lẩy bẩy. Do đó, nếu bạn bị đau bụng dưới bên phải kèm theo sốt thì tốt nhất phải đi khám ngay để tránh việc phát hiện bệnh quá muộn gây nguy hiểm đến tính mạng.

4.Cách điều trị bệnh đau ruột thừa

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là phương pháp điều trị chính. Nếu ruột thừa chưa bị vỡ thì tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp nội soi còn ruột thừa đã bị vỡ giải phóng ổ viêm ra ổ bụng thì cần tiến hành mổ rạch. Phẫu thuật qua nội soi đang được ưa chuộng, phương pháp này thẩm mỹ và hồi phục nhanh hơn mổ thường.

Việc phẫu thuật loại bỏ ruột thừa khi bị viêm sẽ làm giảm nguy cơ ruột thừa nhiễm trùng và bị vỡ.

Phương pháp mổ hở: Áp dụng trong trường hợp phát hiện muộn, ruột thừa đã bị vỡ, giải phóng ổ viêm ra ổ bụng… với thời gian phẫu thuật trên 60 phút tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân

Phương pháp mổ nội soi: Áp dụng trong trường hợp phát hiện bệnh sớm, ruột thừa chưa bị vỡ… với thời gian phẫu thuật trung bình là 57 phút, nhanh nhất là 35 phút.

Tùy theo từng tình trạng của mỗi bệnh nhân đau ruột thừa mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi, ổn định sức khỏe, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

5.Cách phòng tránh bệnh đau ruột thừa

Muốn phòng tránh bệnh đau ruột thừa thì bạn luôn phải có một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Trong chế độ này bạn phải bổ sung nhiều các loại rau trong thực đơn bữa ăn hàng ngày. Đồng thời cũng nên ăn nhiều tỏi, vì trong tỏi có chứa nhiều thành phần kháng viêm – diệt khuẩn, rất tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta

Tích cực uống nước để giúp làm sạch đường ruột và thúc đẩy quá trình lưu thông trong đường ruột diễn ra được thuận lợi.

triệu chứng đau ruột thừa
Cách phòng tránh bệnh đau ruột thừa

6.Phục hồi sau khi điều trị đau ruột thừa

Sau khi mổ ruột thừa người bệnh sẽ cảm thấy vùng vết mổ đau và khá khó chịu. Cảm giác này cũng sẽ rất nhanh chóng giảm bớt và biến mất sau vài ngày. Người bệnh sẽ được bác sĩ kê thuốc giảm đau và kháng sinh để phòng tránh nhiễm trùng hậu phẫu.

Trong trường hợp bình thường, không xảy ra tình trạng nhiễm trùng vết mổ, thì sau khoảng 7 giờ phẫu thuật mổ ruột thừa, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân cắt chỉ. Nếu không có hiện tượng nôn ói, bệnh nhân có thể ăn uống sau 6 – 8 giờ với đồ ăn mềm, dạng lỏng như cháo loãng, súp loãng…

Với các trường hợp đau ruột thừa ở người lớn dạng nhẹ, sau khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân có thể ra viện sau 3 – 4 ngày và thực hiện chế độ vệ sinh, chăm sóc theo tư vấn của bác sĩ. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân cần nằm viện để được bác sĩ theo dõi, thăm khám ít nhất là 7 ngày. Thời gian phục hồi thông thường từ 10 – 28 ngày tùy theo tuổi, cơ địa, biến chứng và các tình huống khác.

7.Người bị đau ruột thừa nên ăn gì?

Sau khi phẫu thuật viêm ruột thừa, bạn nên chọn những loại thức ăn dễ tiêu hóa như bí đỏ, hành tây, ớt chuông, bông cải xanh, cá… và nấu thành các loại súp hoặc cháo, cắt nhỏ rau củ. Sau đó, bạn có thể thêm vào chế độ ăn của mình nhiều nhóm thực phẩm khác. Bệnh nhân nên ăn những thực phẩm giàu đạm, vitamin C và chất xơ thường xuyên hơn như trứng, cá, hải sản, trái cây, rau củ, các loại hạt, đậu và ngũ cốc sẽ. Sau phẫu thuật, cơ thể cần nguồn dinh dưỡng dồi dào để tái tạo tế bào mới, giúp nhanh lành vết thương và ngăn ngừa biến chứng sau này do đó việc cung cấp đủ chất cho cơ thể là rất cần thiết.

Các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng nên bổ sung trong giai đoạn này vì thực phẩm dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng. Các loại vitamin A và C có nhiều trong rau xanh, trái cây như cam bưởi, việt quốc, dâu tây, ổi… Vitamin E có nhiều trong hạnh nhân, rau chân vịt, cá, bơ, bông cải xanh… Vi khoáng kẽm cũng cần thiết cho sự hình thành của bạch cầu, kháng thể và tham gia nhiều chức năng khác của hệ miễn dịch. Kẽm có nhiều trong hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại hạt là nguồn cung cấp kẽm dồi dào mà bạn có thể hấp thụ.

Trên đây là cách chia sẻ của doisongxahoi cho bạn về triệu chứng đau ruột thừa cũng như những món ăn mà người bệnh này nên ăn.