Ngày con nước là ngày gì? Cách luận giải tốt xấu trong ngày con nước

5077

Ngày con nước là ngày gì và cách tính ngày con nước lên xuống như thế nào không phải ai cũng biết. Hãy cùng đi tìm hiểu về ngày con nước qua bài viết dưới đây nhé.

Ngày con nước có tên gọi khác trong dân gian là ngày Nguyệt Kỵ. Trong ngày này, mọi người kiêng làm những việc lớn. Bởi đây là ngày không đẹp, dễ gây rủi ro cho người thực hiện. Vậy theo doisongxahoi ngày con nước là ngày như thế nào?

1.Ngày con nước là ngày gì?

Ngày con nước lên liên quan đến thủy triều, tức là đây là ngày liên quan đến sức hút của mặt trời và mặt trăng với trái đất mà trong đó, cơ thể mỗi người có đến 70% là nước do đó vào ngày con nước lên sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng mạnh bởi lực tương tác của mặt trăng từ sức hút của nó.

Ngày con nước là ngày gì?
Ngày con nước là ngày gì?

Ngày con nước theo quan niệm dân gian

Ngày con nước lên theo như lưu truyền trong dân gian Việt Nam được coi là ngày cực kỳ xấu, trăm sự đều kỵ, nhất là sự việc xảy ra lại rơi vào giờ con nước xuống. Các cụ ta vẫn có câu “Dù ai buôn bán trăm nghề, phải ngày con nước đi về tay không, dù ai giao hợp vợ chồng, phải ngày con nước khó lòng nuôi con”.

Xuất phát từ ngày xưa, nước ta là nước thuần nông vì thế công việc trồng trọt của người dân bị ảnh hưởng cực kỳ lớn tới nguồn nước “nhất nước, nhìn phân, tâm cần, tứ giống” bởi vậy việc nắm bắt đầy đủ, rõ ràng về quy luật của con nước là rất quan trọng. Khái niệm ngày con nước trong âm lịch là một khái niệm thuần việt, không hề bị ảnh hưởng bởi Trung Hoa hay nước nào khác. Trung Hoa không có lịch này.

Ngày con nước theo góc độ khoa học

Thực tế, khi xét về nguyên lý khoa học Trái đất của chúng ta nằm trong Thái dương hệ, chịu quy luật tác động của các hành tinh, thiên thể khác ở phạm vi và cường độ nhất định. Những lực tác động này chủ yếu là lực từ trường, lực hấp dẫn, và nhiều các lực khác sinh ra trong quá trình chuyển động. Vì thế nên các hiện tượng vật lý, địa lý xảy ra mà chúng ta quan sát được là hệ quả của các lực tương tác đó, các lực này vô hình, mắt thường không thể quan sát được, thậm chí một số máy móc hiện đại của khoa học cũng chưa thể tính toán đo đạc chính xác được nó, mỗi khi có một phát hiện mới, người ta lấy tên của nhà khoa học đó đặt tên cho định luật ông khám phá ra. Trái đất và Mặt trăng có lực tác động với nhau, từ đó sinh ra hiện tượng thủy triều. Người ta nhận thấy rằng, cứ khi trời tối, trăng mọc thì thủy triều trào dâng (Tên ngày Con Nước chắc do vậy). Nguyên nhân là Mặt trăng tác động đến Trái đất một lực hấp dẫn khá mạnh nên hiện tượng đó xảy ra. Trong lịch âm (lịch phương Đông, được sáng tạo thông qua quan sát Mặt trăng, âm nghĩa là Thái âm, là Mặt trăng) người ta nói về ngày sóc và ngày vọng.

-Ngày sóc là ngày mùng 1 âm lịch đầu tháng khi mà Mặt trăng bị che khuất mà từ Trái đất chúng ta không thể nhìn thấy được. Thực tế Mặt trăng là một hành tinh lạnh, ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy là ánh sáng Mặt trời chiếu vào nó, tạo nên hiện tượng phát quang. Ngày 1 đầu tháng là thời điểm Mặt trăng không đón nhận được ánh sáng của mặt trời bởi một hành tinh khác che khuất đường thẳng chiếu sáng đó

-Ngày vọng là ngày 15 âm lịch giữa tháng, khi Mặt trăng được ánh mặt trời chiếu sáng hoàn toàn, không bị che khuất phần nào nên hình ảnh của nó tròn trịa, ánh sáng của nó bao tỏa khắp không gian.

Như vậy, trong một ngày dưới tác động của Mặt trăng, thủy triều lên xuống, dâng rút theo chu kỳ mang tính quy luật. Trong một tháng Mặt trăng có độ sáng, tối khác nhau vào ban đêm.

2.Cách tính ngày con nước

Cách tính ngày con nước
Cách tính ngày con nước

– Tháng 1+ 7 : ngày con nước mùng 5 – 19

– Tháng 2 + 8 : ngày con nước mùng 3 – 17 – 29.

– Tháng 3 + 9 : ngày con nước mùng 13 – 27

– Tháng 4 + 10: ngày con nước mùng 11 – 25

– Tháng 5 + 11: ngày con nước mùng 9 – 23

– Tháng 6 + 12: ngày con nước mùng 7 – 21.

Như vậy bài viết trên đây đã lý giải cho bạn cách hiểu về ngày con nước cũng như cách tính của nó. Hãy theo dõi những bài viết sau mà phong thủy sẽ cập nhật nhé.