Tác dụng của dứa đối với sức khỏe và những lưu ý khi ăn dứa

912

Quả dứa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có thể giúp bạn cải thiện vòng eo đáng có. Tác dụng của dứa rất tốt đối với sức khỏe của bạn.

Dứa là loại quả được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn, làm bánh mứt và nước ép giải nhiệt. Ngoài ra, những thành phần dinh dưỡng từ dứa còn rất có lợi cho sức khỏe.

1.Tác dụng của dứa đối với sức khỏe

Dứa có nhiều chất dinh dưỡng

Được coi là loại quả có hàm lượng calo thấp, dứa có chất dinh dưỡng cao. Một chén dứa thái lát có thể cung cấp cho bạn nhiều chất dinh dưỡng bao gồm protein, carb, chất xơ, mangan, folate, magiê, niacin, kali, chất béo, vitamin C, đồng, thiamin, riboflavin và sắt.

Dứa là kho chứa vitamin C, giúp phát triển tổng thể. Chúng cũng hỗ trợ trong việc hấp thu sắt từ chế độ ăn uống. Chúng thúc đẩy một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Tác dụng của dứa đối với sức khỏe
Tác dụng của dứa đối với sức khỏe

Có khả năng giúp hỗ trợ tiêu hóa

Một nhóm các enzym tiêu hóa được gọi là bromelain được tìm thấy trong dứa. Chúng có chức năng phá vỡ các phân tử protein thành các khối xây dựng như a xít amin và peptide. Những phân tử protein bị phá vỡ sau đó có thể dễ dàng hấp thu vào ruột non. Điều này thuận lợi cho những người bị suy tủy.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Uống nước ép dứa với mức độ vừa phải sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và rút ngắn thời gian hồi phục khi bị bệnh. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Philippines, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của dứa ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Những trẻ được cung cấp nước dứa đóng hộp trong khẩu phần ăn hàng ngày ít bị lây nhiễm virus và vi khuẩn hơn những trẻ không uống nước dứa. Thời gian hồi phục của các trẻ này khi bị bệnh cũng được rút ngắn.

Có tác dụng tốt cho mắt

Vitamin C được tìm thấy trong dứa có thể giúp giữ cho mắt khỏe và tránh bị đục thủy tinh thể. Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu vitamin C có thể giảm hơn 30% nguy cơ đục thủy tinh thể.

Cải thiện sức khỏe xương

Hàm lượng mangan trong dứa có thể giúp thúc đẩy xương và cơ thể phát triển cao lớn. Một nghiên cứu năm 1994 của Viện Linus Pauling thuộc Đại học bang Oregon ở Corvallis (Mỹ) cho biết mangan rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh.

Giúp răng lợi khỏe hơn

Enzyme bromelain trong dứa xứng đáng được gọi là enzyme thần thánh khi nó có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc chống lại mảng bám và ố men răng. Bằng cách uống nước dứa đều đặn, bạn sẽ nhận thấy răng mình trắng hơn, khỏe hơn, ít bị viêm tấy, sưng lợi hơn.

Chữa bệnh sỏi thận

Lấy 1 quả dứa chín để nguyên quả vỏ, khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng ngón tay rồi cho vào khoảng 7 – 8g phèn chua giã nhỏ rồi đậy lại. Đem quả dứa đó nướng chín trên than đỏ hoặc lùi vào lửa cho cháy xém hết vỏ, dứa chín mềm. Để nguội, ép lấy nước (bỏ bã) để uống. Mỗi ngày 1 trái sẽ có tác dụng chữa bệnh sỏi thận hiệu quả.

2.Những lưu ý khi ăn dứa

tác dụng của dứa
Những lưu ý khi ăn dứa

Phản ứng dị ứng

Dứa có đặc tính làm mềm thịt, do vậy có thể gây sưng môi, má và lưỡi, nhưng có thể tự khỏi sau vài giờ. Tuy nhiên, nếu sưng kèm theo phát ban, nổi mề đay hoặc khó thở, bạn có thể đã bị dị ứng dứa. Trong trường hợp này, bạn cần ngừng ăn và đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Tăng lượng đường trong máu

Dứa là loại trái cây có lượng đường và carbohydrate rất cao, vì vậy, khi ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu của cơ thể.

Gây hại cho răng

Đặc tính axit cao của dứa có thể gây ra quá trình hóa học trong miệng khi ăn, chúng làm mềm răng, gây sâu răng, đặc biệt với người đang có vấn đề về răng miệng. Dấu hiệu sau khi ăn dứa thông thường là đau răng và ê buốt khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh.

Với những dấu hiệu trên đây, dứa có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Theo doisongxahoi, bạn cũng không nên ăn quá nhiều dứa trong 1 ngày nhé.