Một số người nghĩ ngứa da cũng chỉ bị dị ứng hay do thời tiết thôi nhưng đây cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Mắc bệnh về gan, thận
Thận và gan là một trong những cơ quan rất quan trọng của cơ thể. Thận có chức năng lọc thải các độc tố và các chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài. Còn gan thì giúp quá trình lọc máu và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể làm việc hiệu quả hơn.
Do đó, nếu bạn gặp phải tình trạng ngứa da kéo dài quá lâu thì có thể là do chứng suy thận khiến thận không lọc thải được các chất độc ra ngoài, từ đó chúng sẽ đi vào máu và gây ra ngứa da. Hay khi dịch mật tích tụ trong gan nhiều sẽ bị axit hóa và đi vào máu, tương tự gây ra tình trạng ngứa da.
Mắc bệnh Celiac
Người mắc phải căn bệnh này thường có các nốt đỏ quanh đầu gối, khuỷu tay, mông và tóc, kèm theo đó là tình trạng ngứa dữ dội. Đây là một triệu chứng phổ biến của bệnh Celiac, do cơ thể không dung nạp gluten. Bệnh có thể gây tổn thương ruột non và làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này thường là do bạn ăn quá nhiều thực phẩm giàu gluten mà cơ thể không chuyển hóa được kịp thời.
Mắc bệnh cột sống
Khi bạn bị ngứa ở vùng lưng và giữa lưng mà không có nốt mẩn đỏ thì có thể là do bệnh cột sống gây ra. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bạn gặp phải các chấn thương khi vận động hoặc viêm tủy sống. Do các dây thần kinh bên trong và quanh tủy sống bị tổn thương khiến chúng bị chèn ép ngay khi bạn ngồi hoặc đi lại, từ đó dẫn đến cảm giác ngứa râm ran tại khu vực này.
Mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết
Đây là một căn bệnh ung thư máu có ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết bên trong cơ thể. Loại ung thư này thường rất khó điều trị và tỷ lệ tái phát lại rất cao. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh này là tình trạng ngứa điên cuồng khắp cơ thể mà không hề thấy mẩn đỏ. Nguyên nhân là do cytokine gây phản ứng viêm ở các tế bào da, từ đó dẫn đến ngứa trầm trọng.
Mắc bệnh tuyến giáp
Chính sự mất cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể có thể gây ra bệnh ở tuyến giáp, từ đó dẫn đến tình trạng ngứa trên da. Bệnh tuyến giáp có 2 dạng là hypothyroidism do tuyến giáp hoạt động kém và cường giáp do tuyến giáp hoạt động quá mức. Đây là một căn bệnh cần điều trị lâu dài chứ không thể chữa khỏi ngay được.