Ung thư tuyến giáp là một dạng ung thư nội tiết khá phổ biến, và ai cũng có thể gặp phải bệnh ung thư này. Vậy bạn cần điều trị thế nào cho hơp lý?
Bên cạnh những nguyên nhân thường gặp gây ung thư tuyến giáp trạng như: di truyền, rối loạn tự miễn, thiếu iốt, tiền sử mắc bệnh tuyến giáp,… thì vẫn còn nhiều yếu tố nguy cơ mà chúng ta thường bỏ qua. Nếu như bạn không chưa trị kịp thời căn bệnh sẽ rất nhanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
1.Ung thư tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nằm ở phía trước cổ. Tuyến giáp của bạn nằm bên dưới quả táo của Adam, dọc theo phía trước của khí quản. Tuyến giáp có hai thùy bên hông, nối với nhau qua eo tuyến giáp. Khi tuyến giáp có kích thước bình thường, bạn không thể cảm nhận được nó.
Tuyến giáp tiết ra nhiều hormon, gọi chung là hormon tuyến giáp. Hormone chính là thyroxine, còn được gọi là T4. Hormon tuyến giáp hoạt động khắp cơ thể, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển, và nhiệt độ cơ thể. Trong suốt giai đoạn hình thành trong bào thai và thời thơ ấu, hormone tuyến giáp cung cấp đầy đủ là việc rất quan trọng cho sự phát triển não bộ.
Ung thư tuyến giáp là bệnh gì?
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp. Tuyến giáp nằm ở cổ, có vai trò tạo ra hormone kiểm soát sự trao đổi chất. Tế bào ở tuyến giáp được gọi là tế bào nang và tế bào cận nang.
Ung thư bắt nguồn từ tế bào nang gọi là ung thư thể nhú, ung thư nang và ung thư không biệt hóa. Ung thư thể nhú là loại thường gặp nhất, xuất hiện ở những người trẻ. Ung thư nang thường xuất hiện ở người già. Ung thư không biệt hóa là loại nguy hiểm nhất và khó điều trị.
Nếu ung thư bắt đầu từ tế bào cận nang thì gọi là ung thư mô tủy. Ung thư tủy thường xuất hiện dưới dạng ung thư độc lập hoặc trong gia đình, theo dạng di truyền.
2.Triệu chứng của bệnh ung thư tuyến giáp
Khối u ở cổ
Nam giới thường sẽ phát hiện ra khối u khi cạo râu trong khi nữ giới có thể nhận ra khi trang điểm. Khoảng 90% nhân giáp là lành tính nhưng nếu bạn bị u lớn ở trước cổ, dưới yết hầu, hãy chú ý tới hoạt động của nó. Theo dõi xem nó có di chuyển lên xuống khi bạn nuốt. Phần lớn các u khác không di chuyển.
Giọng nói khàn
Các dây thần kinh thanh quản kiểm soát các cơ mở và đóng dây thanh âm, nằm ngay phía sau tuyến giáp. Trong những trường hợp hiếm, khối u, cụ thể là khối u ung thư có thể lan rộng ra ngoài tuyến giáp làm tổn thương dây thần kinh này và ảnh hưởng tới hộp thanh âm. Phần lớn bệnh nhân đều mô tả là bị khàn giọng.
Ho mạn tính
Một tỷ lệ nhỏ những người bị ung thư tuyến giáp sẽ bị ho mà không có bất cứ triệu chứng đặc biệt nào liên quan tới viêm. Ho do ung thư tuyến giáp không lây và khiến người bệnh bối rối vì thấy mình ho không có sốt và không có đờm.
Nuốt khó
Khi có khối u đủ lớn khiến bạn cảm thấy nuốt hoặc thở khó, đó có thể là dấu hiệu ung thư tiến triển và ác tính cao.
3.Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư tuyến giáp
Phóng xạ
Phóng xạ cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư tuyến giáp ở trẻ em. Những nghiên cứu đối với trẻ em sống ở vùng bị đánh bom hạt nhân ở Nhật và các vùng lân cận cho thấy chỉ những trẻ em dưới 15 tuổi mới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp trạng do nhiễm tia phóng xạ. Ở những trẻ em này, nguy cơ mắc ung thư tỉ lệ thuận với hàm lượng phóng xạ nhiễm phải.
Di truyền
Theo số liệu nghiên cứu, khoảng 3 – 5% bệnh nhân ung thư tuyến giáp trạng (khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp) có bố hoặc mẹ đã từng bị ung thư tuyến giáp trạng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa tìm ra được ung thư tuyến giáp di truyền theo bộ gen nào. Hơn nữa, 25 – 30% ung thư tủy (chiếm 7% ung thư tuyến giáp) có liên quan tới sự thay đổi của gen. Đôi khi mắc kèm cùng các bệnh lý khác. Do đó, đến nay nguyên nhân này vẫn còn là một ẩn số cần được nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng.
Tuổi tác và thay đổi hoóc môn
Phần lớn bệnh nhân ung thư tuyến giáp được phát hiện ở độ tuổi từ 30 đến 50. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới từ 2 đến 4 lần. Sự chênh lệch này được giải thích là do các thay đổi hoóc môn giới tính nữ trong thời kỳ mang thai và mãn kinh kích thích sự hình thành bướu giáp, hạch tuyến giáp làm khởi phát các tế bào ung thư tuyến giáp.
Tiền sử mắc các bệnh tuyến giáp
Thực tế lâm sàng đã cho thấy những người bị bướu giáp, basedow hoặc bệnh tuyến giáp mạn tính có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp trạng cao hơn những người bình thường khác.
Nhóm nguyên nhân khác gây ung thư tuyến giáp
Ngoài những nguyên nhân quan trọng được kể ở trên, các nguyên nhân khác được đưa ra là có khả năng gây nên bệnh ung thư tuyến giáp trạng bao gồm: thiếu iốt, thừa cân, nghiện rượu, nghiện thuốc lá… Mặc dù vậy, đại đa số ung thư tuyến giáp phát triển tương đối chậm, do đó, nếu phát hiện và chữa sớm, tỉ lệ sống sót tương đối cao.
4.Cách điều trị bệnh ng thư tuyến giáp
Phương pháp chữa trị phụ thuộc vào sự phát triển của ung thư, bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Nếu toàn bộ tuyến giáp được cắt bỏ, bạn sẽ cần uống thuốc thay thế tuyến giáp suốt đời. Nếu chỉ cắt bỏ một phần, bạn cần uống hormone để ngăn chặn sự phát triển ung thư của mô giáp còn lại.
Sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể yêu cầu dùng i-ốt phóng xạ để điều trị sự lây lan của ung thư. Tuy nhiên, chất này có thể tiêu diệt các tế bào bình thường lẫn tế bào ung thư. Biến chứng của việc phẫu thuật bao gồm tổn thương ở dây thanh quản.
5.Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?
Ung thư tuyến giáp không nên ăn gì?
I-ot
Nếu đang trong quá trình điều trị ung thư sử dụng liệu pháp i-ot phóng xạ nên duy trì chế độ ăn uống với nồng độ i-ot thấp. Tránh những thực phẩm chứa nhiều muối i-ot, muối biển, thực phẩm có tẩm ướp muối, hải sản và các sản phẩm khai thác từ biển như rau câu, rong biển hay tảo.
Tránh ăn lòng đỏ trứng và các thực phẩm chế biến từ trứng, sữa, socola, phô mai và kem.
Thực phẩm từ sữa
Những thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa, sữa chua, kem và bơ… không tốt cho tuyến giáp, thậm chí có thể khiến bệnh nặng hơn. Vì vậy, người bệnh ung thư tuyến giáp nên tránh xa những thực phẩm này.
Đậu nành và sản phẩm từ đậu
Đậu nành và các sản phẩm được chế biến từ đậu có thể khiến tình trạng và triệu chứng bệnh ung thư tuyến giáp nặng hơn.
Thực phẩm nhiều chất béo và calo
Nhóm thực phẩm chứa chất béo và calo không tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
Đồ uống có ga
Đồ uống có ga ảnh hưởng đến việc điều trị của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Vì vậy, để quá trình điều trị hiệu quả nên tránh xa đồ uống có hại này.
Lưu ý
Người bệnh ung thư tuyến giáp thường khó nuốt vì vậy khi chế biến thức ăn cần nấu chín kỹ để thực phẩm mềm, dễ ăn hơn. Ngoài ra, có thể nghiền rau và thịt hầm, nước ép trái cây để dễ nuốt hơn.
Ung thư tuyến giáp nên ăn gì?
Selen
Khoáng chất này rất cần thiết cho việc sản sinh và điều tiết mức T3. Bạn nên bổ sung nhiều hơn các thực phẩm tự nhiên giàu selen như cá hồng, cá ngừ, gan bò, nấm, tôm, cá và các loại hạt.
Kẽm, đồng và sắt
Đây là các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho chức năng tuyến giáp tối ưu. Mức kẽm thấp khiến mức TSH thấp. Đồng cần thiết cho việc sản sinh hoóc môn tuyến giáp.
Thiếu sắt có thể dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động tuyến giáp. Bổ sung các loại thực phẩm như gan bê, nấm, củ cải và rau mùng tơi vào chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo các khoáng chất này.
Omega-3
Những axít béo này giúp tế bào nhạy cảm với hoóc môn tuyến giáp. Bổ sung axít béo Omega-3 bằng cách ăn dầu cá, cá mòi, cá hồi, hạt lanh, thịt bò, cá bơn, đậu nành và tôm.
Các vitamin chống oxy hóa và vitamin B
Vitamin A, C và E là các chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp loại bỏ stress oxy hóa có thể làm tổn thương tuyến giáp. Thịt lợn, rau lá xanh, thịt gà, trứng, các loại đậu, hải sản có vỏ, gan, mầm lúa mì, hạnh nhân, đậu Hà lan, ngũ cốc nguyên hạt,… rất giàu vitamin B và cần được bổ sung vào chế độ ăn uống để tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh.
Rau lá xanh
Rau bina, rau diếp và các loại rau lá xanh khác là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magiê và khoáng chất, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là các hoạt động của tuyến giáp. Những biểu hiện như mệt mỏi, đau cơ, hay những thay đổi trong nhịp tim có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không nhận đủ magiê trong khẩu phần của mình.
Các loại hạt
Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magiê, tốt cho tuyến giáp. Các loại hạt sẽ cung cấp cho cơ thể protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru.
Thịt hữu cơ
Đây là loại thực phẩm rất nên được khuyến khích sử dụng vì trong quá trình chăn nuôi, nhà sản xuất không sử dụng hóa chất hay thuốc lên các động vật này, thịt của chúng rất sạch. Nhưng nếu ăn nội tạng động vật như thận, tim, gan, người bệnh tuyến giáp cần lưu ý. Trong nội tạng có rất nhiều axít lipoic, nếu cơ thể nhận được quá nhiều axít béo này có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp. Axít lipoic còn có thể có ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc tuyến giáp mà bạn đang sử dụng.
Bài viết trên đây đã được doisongxahoi cho bạn hiểu về ung thư tuyến giáp cũng như những thực phẩm bạn không nên ăn.