Bệnh ung thư phổi có nguy cơ tử vong rất cao, thường được phát hiện ở giai đoạn cuối muộn. Bệnh này rất nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người.
Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, nhiều bệnh nhân thường tự hỏi rằng tôi không hút thuốc lá, vậy tại sao vẫn mắc bệnh. Thuốc lá được coi là “thủ phạm” hàng đầu gây ung thư phổi, nhưng còn một loạt các yếu tố nguy cơ khác cũng là những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Nó âm thầm hủy hoại sức khỏe của con người mà người bệnh không hề hay biết, chỉ đến khi có những dấu hiệu khởi phát như sút cân, mệt mỏi, ho, đau ngực… kéo dài, lúc đó bệnh đã qua giai đoạn khởi phát và bắt đầu trở nặng.
1.Bệnh ung thư phổi là bệnh gì?
Ung thư phổi xảy ra khi các tế bào phổi tăng trưởng với một tốc độ nhanh bất thường, làm hình thành một khối u. Phổi giúp bạn thở và cung cấp oxy cho các phần còn lại của cơ thể.
Có một số loại ung thư phổi, nhưng những loại phổ biến nhất được đặt tên theo kích thước của các tế bào trong khối ung thư.
-Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC): nghĩa là các tế bào ung thư nhìn khá nhỏ dưới kính hiển vi. Ung thư loại này khá hiếm, khoảng 1 trong 8 người bị ung thư phổi có bệnh ung thư tế bào nhỏ. Đây là loại ung thư phổi có thể phát triển nhanh chóng.
-Ung thư phổi tế bào lớn (NSCLC): nghĩa là các tế bào ung thư có kích thước lớn hơn so với những tế bào ung thư trong ung thư phổi tế bào nhỏ. Nhiều người có loại ung thư phổi (khoảng 7 trong số 8 người). Loại này không phát triển nhanh như ung thư phổi tế bào nhỏ, do đó việc điều trị cho loại này khác với loại trên.
Các loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ khác ít gặp hơn là: pleomorphic (ung thư tế bào đa hình), u carcinoid, ung thư biểu mô tuyến nước bọt và ung thư không phân loại.
2.Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư phổi
Ho dai dẳng
Phần lớn bệnh nhân ung thư phổi đều ho khá nhiều, thậm chí có chất nhầy sậm màu hoặc có máu. Trong trường hợp một tháng mà những cơn ho không dứt, bạn nên khám sớm.
Khó thở
Một triệu chứng sớm thường gặp của ung thư phổi là khó thở khi thực hiện một số hoạt động như leo cầu thang, mang vác đồ…những việc mà trước đây bạn có thể thực hiện một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều người lại nghĩ rằng điều này là do tuổi tác hay dư cân, sức khỏe yếu hơn gây ra, nên thường không chú ý.
Nhiễm trùng mãn tính
Viêm phế quản mãn tính có thể gây ra nhiễm trùng phổi và rất nguy hiểm. Nếu những cơn đau tức ngực thường xuyên xảy ra, có thể bạn đang phải đối mặt với triệu chứng của bệnh ung thư phổi.
Đột ngột giảm cân
Giảm cân không do chế độ tập luyện hay ăn uống là một điều bất thường. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh mà một trong số đó là ung thư phổi.
Đau xương
Ung thư phổi có thể ảnh hưởng đến cả các cơ. Người bệnh có thể thấy đau hông và tiếp theo là đau ở các vùng khác như vai, cánh tay và chân.
Tình trạng đau nhức xương cũng có thể là do những tế bào ung thư đã di căn và rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan, hiểu lầm rằng, tình trạng đau xương chỉ đơn thuần là do thiếu vitamin D.
Viêm phế quản và viêm phổi thường xuyên
Tình trạng này không phải hiếm đối với người bị ung thư phổi. Nếu một khối u nằm gần một đường không khí, nó có thể gây ra tắc nghẽn dẫn đến các bệnh nhiễm trùng. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể là do hút thuốc kéo dài nhưng nó cũng có thể là một triệu chứng sớm của ung thư phổi.
Khi gặp các triệu chứng trên, tốt nhất nên tới bệnh viện để khám, đặc biệt cần thiết đối với những người có tiền sử hút thuốc lá.
Sưng cổ và mặt
Khi khối u đè lên tĩnh mạch chủ trên sẽ khiến phần cổ và khuôn mặt bị sưng lên. Cánh tay và vùng trên ngực cũng có thể bị ảnh hưởng.
Mệt mỏi
Người bệnh ung thư phổi thường có cảm giác mệt mỏi và thường xuyên muốn nghỉ ngơi dù không làm việc quá sức.
Mức canxi trong máu cao
Tế bào ung thư có thể là nguyên nhân làm vỡ sự cân bằng khoáng chất trong cơ thể, dẫn tới thừa canxi trong máu và kèm theo đó là một số dấu hiệu như khát nước, đi tiểu nhiều lần, thường xuyên bị táo bón, buồn nôn, đau bụng, chóng mặt…
3.Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong ở 20% các trường hợp ung thư, và 70% các trường hợp tử vong vì ung thư phổi trên toàn thế giới. Như vậy có thể nói, lối sống thiếu lành mạnh, không khoa học góp phần làm trầm trọng thêm căn bệnh ung thư phổi ở người. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi lối sống. Theo nghiên cứu mới được công bố, nếu một người ngừng hút thuốc trên 10 năm, nguy cơ ung thư phổi sẽ giảm 30-50%.
Ung thư phổi do phơi nhiễm
Bên cạnh khói thuốc lá, một số công việc có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư phổi. Đó là những người phải làm việc trong môi trường có chứa uranium, thạch tín và các hóa chất khác.
Khí radon gây ung thư phổi
Một trong những loại khí gây ra căn bệnh nghiêm trọng này mà ít được để ý đến là khí radon, đây là một chất khí phóng xạ tự nhiên ở trong lòng đất, phân bố không đều trên bề mặt trái đất. Loại khí này không thể nhìn hay ngửi thấy mà chỉ có thể phát hiện được bằng các dụng cụ đo đạc chuyên nghiệp.
Ô nhiễm không khí
Mỗi năm có khoảng 223.000 ca tử vong vì ung thư phổi do ô nhiễm không khí. Mặc dù cơ quan đứng đầu về y tế thế giới nhận định, các trường hợp mắc ung thư phổi do ô nhiễm không khí ít hơn so với hút thuốc lá, nhưng nó cũng chiếm một tỷ lệ cao. Những ô nhiễm từ xe hơi, nhà máy, do cháy rừng, các điều kiện tự nhiên … thường sản sinh ra khói gây ô nhiễm như nitrogen oxide, hay các bụi trong không khí… Chúng gây ra các bệnh bụi phổi hay ung thư phổi.
Các yếu tố nguy cơ khác
Còn rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh ung thư phổi như tiền sử gia đình có người ung thư phổi, nhất là những người thuộc quan hệ cận huyết; sử dụng nguồn nước có nhiễm asen.
4.Cách điều trị bệnh ung thư phổi
Phẫu thuật loại bỏ khối u
Bệnh nhân có được phẫu thuật hay không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và tình trạng bệnh.Ở giai đoạn sớm bệnh chưa di căn và thể trạng bệnh nhân còn tốt thì phẫu thuật là sự lựa chọn hàng đầu.
Phương pháp xạ trị kéo dài sự sống
Các bác sĩ sẽ dùng các bức xạ ion hóa và tia X mang năng lượng cao nhằm phá hủy khối u còn nhỏ ( thường là 6cm) và chưa di căn. Phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân.
Phương pháp xạ trị còn giúp làm cho các tế bào ung thư không còn khả năng sinh sản và những khối u lớn bị co lại.
Cách điều trị ung thư phổi bằng phương pháp hóa trị
Phương pháp này có một nhược điểm là nó gây ra nhiều tác dụng phụ. Nhưng những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ này trên cơ thể bệnh nhân.
Điều trị ung thư phổi bằng thuốc
Hiện nay có thuốc geftinat 250mg điều trị ung thư phổi rất hiệu quả của Ấn Độ và thuốc Erlonat 150 mg điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư tuyến tụy rất hiệu quả.
5.Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn?
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng hơn so với các loại ngũ cốc đã được tinh chế. Các loại vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất… có trong ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác như bệnh tim mạch và ung thư phổi.
Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa, sữa chua cung cấp cho cơ thể lượng canxi và protein phong phú.
Thịt và trứng
Thịt và trứng tự nhiên không chứa các chất bảo quản và thường ít hóa chất hơn các loại thịt đã qua chế biến. Thịt và trứng hữu cơ cung cấp nguồn protein dồi dào giúp giữ và tăng trọng lượng cơ thể cho các bệnh nhân ung thư phổi.
Chất béo có lợi
Chất béo có lợi giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt nhất, ngăn ngừa quá trình sụt cân ở bệnh nhân ung thư phổi. Nên dùng thêm bơ đậu phộng hoặc đậu phộng cùng với các loại hạt ngũ cốc khác. Nguồn chất béo có lợi ví dụ như: dầu ô liu, dầu hạt cải và dầu đậu phộng, bơ và ô liu…
Thực phẩm ít chất xơ và nhạt
Người ung thư phổi nên ăn thức ăn nhạt để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho cơ thể trong khi bạn không thể ăn no. Nên ăn thực phẩm ít chất xơ hơn như bánh mì trắng, bánh quy giòn, bánh pudding thay vì ăn các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đậu lăng để giảm tình trạng buồn nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy.
Trên đây là những lưu ý về căn bệnh ung thư phổi, doisongxahoi cũng cho bạn biết được căn bệnh này như thế nào cũng như nên ăn gì khi mắc căn bệnh này.