Tác dụng của lá vối đối với sức khỏe của con người như thế nào?

1059

Nước vối là một loại nước thông dụng cho mùa hè. Theo đó, tác dụng của lá vối như thế nào đối với sức khỏe của con người.

Vối là loại cây khá quen thuộc với nhiều người dân ở nước ta và thường được thu hoạch phơi khô để nấu nước uống hằng ngày như nước vậy. Ngoài ra, loại cây này cũng được biết đến với nhiều dược tính khá tốt và có thể dùng như một vị thuốc để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Dưới đây là những tác dụng đặc biệt của lá vối có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

1.Cây lá vối là cây gì?

Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Ở nước ta cây vối chưa được coi trọng nên chúng mọc hoang nhiều ở miền Bắc, cũng có một số gia đình trồng cây vối nhưng phần ít.

Tác dụng của lá vối
Cây lá vối mọc nhiều ở miền Bắc nước ta

Nước vối là một loại đồ uống được nấu bằng nụ, hoặc lá vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng ngay khi lá còn tươi. Đây là loại đồ uống rất thông dụng ở nông thôn, thậm chí cả thành thị vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Nước vối được dùng để uống hàng ngày giống như nước chè xanh.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong lá vối có chứa nhiều tinh dầu và rất nhiều hợp chất quý như tanin, chất kháng sinh Staphylococcus cùng nhiều loại vitamin, polyphenol, khoáng tố tốt cho sức khỏe. Những chất này có tác dụng chống oxy hóa, diệt khuẩn, giảm mỡ máu, ổn định đường huyết ,nâng cao sức khỏe đường ruột.

Theo y học cổ truyền, lá vối có công dụng kiện tỳ, giúp kích thích tiêu hóa, ăn uống ngon miệng hơn. Ngoài ra vị đắng của lá vối còn kích thích đường ruột tiết ra nhiều dịch vị hơn để tiêu hóa thức ăn cũng như tạo ra lớp màng chắn bảo vệ niêm mạc ruột khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

Trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis…Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

2.Tác dụng của lá vối đối với sức khỏe

Lá vối chữa bệnh gút

Lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau khớp.

Nụ vối giảm mỡ trong máu, cholesterol

Công thức cho mỡ máu: Nụ vối 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm

Nụ vối hỗ trợ trị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nếu uống thường xuyên chè nụ vối sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản. Điều đặc biệt là uống nụ vối không có tác dụng phụ đáng kể nên có thể uống thường xuyên.

Lá vối giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Cách dùng lá vối đơn giản nhất đó là hái lá vối và pha nước uống hằng ngày. Mùi thơm dễ chịu từ lá vối thường đem đến cảm giác dễ chịu và ngon miệng khi uống. Nước lá vối có thể làm mát cơ thể và rất lợi tiểu nên giúp đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường tiết niệu.Tuy nhiên, đừng nên uống sau những giờ làm việc mệt mỏi, khi đói bụng, dùng lá vối khô sẽ tốt hơn vối tươi.

Công dụng của lá vối trong điều trị viêm đại tràng

Phân tích các thành phần có trong lá vối và nụ vối các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều hợp chất quý như Staphylococcus hay Salmonell. Chúng có tác dụng tương tự như một loại thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng an toàn hơn và không gây ra tác dụng phụ.

Ngoài ra, chất tanin có trong lá vối còn có khả năng kích thích đường ruột tiết ra nhiều dịch vị để thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng. Qua đó ngăn ngừa chứng táo bón, giảm đầy bụng khó tiêu, do bệnh viêm đại tràng gây ra, giúp bệnh nhân ăn uống ngon miệng hơn.
Cách sử dụng:

Dùng lá vối:

-Bệnh nhân hái một nắm lá vối tươi đem rửa sạch, vò sơ cho nát rồi cho vào ấm trà. Chế nước sôi vào ủ khoảng 15 phút rồi rót ra uống nhiều lần cho hết.

-Nụ vối: Lấy 15g nụ vối đem nấu nước đặc chia làm 3 lần uống.

-Vỏ và thân cây vối: Bệnh nhân dùng khoảng 6g vỏ và thân cây vối băm nhỏ ra. Sau đó sắc lấy nước uống.

Lá vối chữa bệnh tiêu hóa

Theo Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng có trong vối giúp kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, mặt khác chất tannin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa.

Nước lá và nụ vối có hoạt chất ức chế sự phát triển của một số vi trùng Gram âm và Gram dương nên có thể dùng lâu dài để điều trị bệnh viêm đại tràng cũng như các bệnh tiêu hóa khác.

Lá vối làm thuốc sát khuẩn cho da

Trong nước lá vối có chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis, chính vậy mà lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Chống ô xy hóa cho cơ thể

Các kết quả được tiến hành trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do, chống ôxy hóa mạnh. Khả năng chống ôxy hóa (antioxydants) của nụ vối đã làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào bê-ta tuyến tụy, phục hồi các men chống ôxy hóa trong cơ thể.

Tác dụng của lá vối đối với sức khỏe
Tác dụng của lá vối đối với sức khỏe

3.Những điều cần biết khi uống nước lá vối

Bụng cồn cào, mệt mỏi vì cốc vối đặc

-Khi mọi người uống nước vối khi đói bụng thường hay bị cồn cào là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng… vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng.

-Bởi vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất.

-Ngoài ra, mọi người cũng nên sử dụng lá và nụ vối khô thay vì thói quen dùng lá vối tươi như nhiều gia đình hiện nay.

-Việc dùng lá vối tươi có các tác nhân kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi.

-Bất cứ loại thảo dược hay thuốc bổ nào thì việc lạm dụng cũng gây ra những hệ quả nhất định. Uống quá nhiều chè lá vối và nụ vối đôi khi còn gây rối loạn tiêu hóa.

Chỉ nên uống 1 ấm hoặc 1 ly lá vối một ngày

-Trong lá vối có saponin, rất ít tanin, vết ancaloit (thuộc nhóm indolic) gần gũi với cafein và 4% tinh dầu bay hơi, mùi thơm dễ chịu.

-Tác dụng của lá và nụ vối giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc.

-Đối với bệnh nhân gout do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau.

-Do vậy dùng thường xuyên lá và nụ vối có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần trong phòng ngừa, điều trị bệnh gout.

-Mọi người có thể dùng lá hoặc nụ vối với liều lượng khoảng 1 ấm nước lá vối/1 ngày hoặc một ly nước lá vối/1 ngày. Không nên uống nhiều quá, sẽ không tốt cho hệ bài tiết.

Trên đây là những tác dụng của lá vối cũng như cách sử dụng lá vối đúng cách để đạt được những lợi ích tốt nhất về mặt sức khỏe. Ngày nay, cây lá vối đã bị người dân chặt bỏ đi nhiều nên rất khan hiếm. Vì vậy nếu không có cây vối tươi, doisongxahoi khuyên bạn có thể mua lá vối khô ở những địa chỉ uy tín trên thị trường về uống đều được nhé.