Các nhóm máu hiếm hiện nay là những nhóm máu nào?

2803

Đến nay trong mỗi cơ thể con người có tới 30 hệ nhóm máu với khoảng 300 loại kháng nguyên khác nhau. Vậy các nhóm máu hiếm là những nhóm máu nào?

Khi nói đến nhóm máu, người ta thường hay nhắc đến 4 nhóm máu A, B, O và AB. Đây là 4 nhóm máu được phân theo hệ thống A O B. Và trong số 4 nhóm máu này chắc hẳn bạn cũng không nhận ra được nhóm máu nào là nhóm máu hiếm. Tuy nhiên ngoài 4 nhóm máu này ra thì có một sự xuất hiện của nhóm máu khác đó chính là Rh. Vậy trong 5 nhóm máu này thì nhóm máu nào thuộc nhóm máu hiếm nhất, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhất?

Nhóm máu hiếm gồm những nhóm máu nào?

Chỉ tính riêng 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh đã được tính ra thành 8 nhóm máu khác nhau là: A+; A-; B+; B-; AB+; AB-; O+; O-. Mỗi người khi sinh ra đã được thừa hưởng di truyền từ bố và mẹ nên có 1 trong 8 nhóm máu nêu trên và không thay đổi suốt cuộc đời.

Các nhóm máu hiếm hiện nay
Các nhóm máu hiếm hiện nay

Với nhóm máu hiếm O Rh, ở Việt Nam có tới 99% số người thuộc nhóm máu Rh+, O+, B+, A+ hoặc AB+ sắp xếp theo tỷ lệ giảm dần. Tuy nhiên thì chỉ chỉ có chưa đầy 1% số người thuộc nhóm máu Rh-, O-, B-, A- hoặc AB-. Theo đó nhóm máu AB và Rh là hai nhóm máu thuộc vào loại nhóm máu hiếm hiện nay.

Trong số này, hiếm nhất là nhóm máu mang tên Rhnull – hay Rh vô giá trị. Đây là nhóm máu tuyệt đối không có bất kỳ kháng nguyên nào thuộc hệ Rh. Nó bao gồm kháng nguyên D và khoảng 50 loại kháng nguyên khác nữa.

Rhnull hiếm đến mức trên thế giới hiện mới có khoảng 43 người sử hữu nó, và chỉ 9 người đồng ý hiến tặng. Những người có nhóm máu này rất đặc biệt, và cũng rất có giá trị. Bởi lẽ việc chẳng có kháng nguyên gì cho phép họ truyền máu cho tất cả các nhóm máu trên đời, kể cả những người có nhóm máu thuộc hệ Rh- cực hiếm.

Tại sao nhóm máu AB và Rh lại là những nhóm máu hiếm?

Rh là nhóm máu hiếm nhất hiện nay

Rh được coi là nhóm máu hiếm nhất vì ở Việt Nam người mang nhóm máu Rh chỉ có khoảng 0,07%, với một tỷ lệ rất thấp Rh được coi là một nhóm máu cực hiếm hiện nay.

Người mang trong mình nhóm máu hiếm Rh chỉ có thể truyền máu cho nhau (phải cùng nhóm máu) mà không thể truyền hay nhận bất kì loại máu nào khác. Ví dụ, nếu truyền nhóm máu Rh+ cho Rh- sẽ gây ra hiện tượng tan máu, gây sốc, suy thận, trụy tim mạch, thậm chí tử vong.

Trong đó, những người có nhóm máu hiếm Rh- có khả năng gặp những khó khăn và rủi ro cao hơn so với những người có nhóm máu khác bởi các lý do sau:

– Khi họ cần phải truyền máu thì không phải lúc nào cũng có sẵn nhóm máu hiếm O Rh-.

– Người mang nhóm máu Rh- thì trong cơ thể không có các kháng nguyên của nhóm máu Rh nên không thể chống lại kháng nguyên của nhóm Rh. Khi cơ thể có phản ứng mẫn cảm với nhóm máu này như được truyền máu, mổ đẻ… sẽ sinh ra kháng thể chống lại Rh+. Từ lần tiếp xúc thứ hai trở đi với nhóm máu Rh+, trong cơ thể người có nhóm máu Rh- sẽ có phản ứng giữa kháng thể và kháng nguyên Rh gây ra tình trạng miễn dịch gây tan máu.

– Trường hợp mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+ thì có ít nhất 50% trẻ sinh ra có nhóm máu giống bố là Rh+. Trong trường hợp có thai lần thứ nhất, đứa trẻ mang nhóm máu Rh+ vẫn phát triển bình thường cho đến khi ra đời. Tuy nhiên thì từ lần có thai thứ 2 trở đi, nếu con vẫn có nhóm máu Rh+ thì thường xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con như xảy thai. Hơn nữa, phụ nữ có nhóm máu Rh- thì con rất dễ tử vong.

Tại sao AB cũng được coi là nhóm máu hiếm?

Những người mang nhóm máu AB được thừa hưởng gen A từ bố hoặc mẹ và gen B từ người còn lại. Dựa trên số lượng người mang nhóm máu A và B, tỷ lệ xảy ra của sự kết hợp đặc biệt này sẽ thấp hơn những trường hợp khác. Tỷ lệ theo khảo sát cũng đã chứng minh một cách trực quan tại sao nhóm máu AB lại hiếm đến thế.

Các nhóm máu hiếm hiện nay
AB được coi là nhóm máu hiếm

Những người mang nhóm máu hiếm AB, nhưng là AB+, có lợi thế rất lớn là nhận được bất cứ nhóm máu nào.

AB là nhóm máu hiếm khi chiếm chưa tới 5% dân số toàn cầu. Nhóm máu AB có thể đi nhận máu từ các nhóm máu theo tiêu chuẩn ABO, ngoài ra AB cũng rất hạn chế trong việc truyền máu khi chỉ có thể truyền được cho chính mình. Cụ thể nhóm máu AB- có thể truyền máu cho AB+ và AB-. Nhóm máu AB+ lại chỉ có thể truyền cho duy nhất AB+ mà thôi.

Theo doisongxahoi thì nhóm máu hiếm nhất là Rh và AB đang chiếm phần ít trong dân số trên toàn cầu.