Nguyên nhân và cách điều trị bệnh táo bón hiệu quả

919

Bệnh táo bón là một căn bệnh về đường tiêu hóa mà hầu hết ai cũng gặp phải. Vậy bệnh táo bón chữa trị như thế nào và nguyên nhân nào gây ra bệnh này.

Táo bón là bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người, từ chế độ sinh hoạt đến chế độ làm việc. nó gây nhiều bất tiện và khó khăn cho người bệnh. Chính vì thế cần phải biết nguyên nhân gây ra bệnh táo bón là gì để biết cách phòng tránh bệnh.

1.Táo bón là gì?

Táo bón là trạng thái đại tiện phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu, trong điều kiện ăn uống bình thường, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra táo bón qua những biểu hiện như đi đại tiện dưới 3 lần trong một tuần, đau bụng, đau đầu và đặc biệt là đi đại tiện khó khăn. Bệnh táo bón trên lâm sàng thấy rất nhiều, nhất là ở người béo và người già. Táo bón lâu ngày chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.

bệnh táo bón
Táo bón là gì?

2.Triệu chứng của bệnh táo bón

Do thói quen đi đại tiện của mỗi người khác nhau, bạn chỉ nên so sánh tình trạng khi táo bón với chính tình trạng khi đại tiện bình thường. Những triệu chứng táo bón bao gồm:

-Khó thải phân, phân khô hay cứng;

-Bụng trướng;

-Đau bụng;

-Có máu trong phân hoặc chảy máu sau khi đi đại tiện;

-Sau khi đại tiện xong vẫn còn cảm giác muốn đại tiện.

3.Nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón

Có rất nhiều nguyên dẫn đến hiện tượng táo bón, trong đó có hai nguyên nhân cơ bản như sau:

Táo bón chức năng: loại này hay gặp nhưng không có tổn thương ở đại trực tràng và hậu môn. Và cũng được chia làm 2 loại rõ rệt:

Táo bón thời gian ngắn:

+ Thường do các bệnh toàn thân như sốt, nhiễm khuẩn, sau phẫu thuật.

+ Do dùng một số thuốc giảm nhu động ruột như thuốc phiện, thuốc an thần, sắt…

+ Do phản xạ: táo bón đi kèm các bệnh sỏi thận, sỏi mật, phù…

+ Táo bón trong nhiễm độc chì.

Táo bón mạn tính:

+ Do thói quen, do nghề nghiệp, ngồi nhiều, ít hoạt động. Phần nhiều do thói quen nhịn đi ngoài từ hồi còn bé hoặc làm việc ở nơi không tiện điều kiện đi ngoài. Lâu dần trực tràng sẽ mất dần phản xạ và áp lực không tống phân đều đặn nữa rất dễ gây bệnh táo bón.

+ Hội chứng ruột kích thích vào thời kỳ giảm nhu động ruột hoặc co thắt nhiều.

+ Do chế độ ăn uống ít, khẩu phần quá ít.

+ Do suy nhược thần kinh làm giảm trương lực cơ, giảm nhu động ruột hoặc do rối loạn tâm thần dẫn đến mất phản xạ đại tiện gây nên.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón
Nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón

Táo bón do tổn thương thực thể:

– Do loét dạ dày, hành tá tràng, có tăng tiết acid.

– Do cản trở đường đi của phân trong các trường hợp u đại trực tràng hoặc u trong ổ bụng chèn ép đại trực tràng.

– Do các bệnh bẩm sinh của đại tràng như đại tràng dài, đại tràng to giữ phân lại đại tràng lâu và nhiều, bị tái hấp thu kiệt nước gây nên.

– Do viêm đại tràng mạn tính.

– Các bệnh mạch máu vùng hậu môn trực tràng như trĩ. . .

– Các trường hợp dính tắc sau mổ.

– Các u não, viêm não màng não, tăng áp lực nội sọ, tổn thương tuỷ sống cũng gây táo bón.

Để không bị ảnh hưởng bởi căn bệnh táo bón, không còn cảm giác khó chịu, mọi người hạn chế tối đa các nguyên nhân dẫn đến bệnh. Khi thực hiện tốt mọi chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt là bạn đang giảm thiểu được mức tối đa nguy cơ mắc bệnh táo bón.

4.Điều trị bệnh táo bón

Sử dụng thuốc

Để thoát khỏi bệnh táo bón nhanh chóng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc điều trị. Phụ thuộc vào tính chất và mục đích sử dụng mà người bị táo bón có thể dùng thuốc trị táo bón tạo khối, thuốc trị táo bón thẩm thấu, thuốc làm mềm phân, thuốc bôi trơn và thuốc kích thích.

Sử dụng thực phẩm chức năng

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các bài thuốc dân gian hoặc cải thiện chế độ ăn uống, người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị và phòng bệnh táo bón hiệu quả.

Qua đây, có thể thấy rằng bệnh táo bón ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của chúng ta. Vì thế cần phải điều trị kịp thời.