Hiện tượng bóng đè là gì? Giải mã bí ẩn hiện tượng bóng đè

919

Hiện tượng bóng đè là gì đã được giải thích dưới góc nhìn của khoa học và tâm linh, đồng thời mở ra hướng điều trị cho chứng rối loạn giấc ngủ.

Theo doisongxahoi, nhiều người tin rằng “bóng đè” là do “người âm” hoặc “thần thánh” gây ra, hoặc do người bị “yếu bóng vía”. Từ đó dẫn đến tình trạng dán bùa đeo ngải, uống nước thải tàn nhang để mong “trục xuất” bóng ra… Vậy thực hư của hiện tượng bóng đè là gì?

Bóng đè là gì?

Đây là một hiện tượng thông thường, trong đời mỗi người gặp ít nhất là một lần. Khi bị bóng đè, người ta sợ toát mồ hôi, muốn kêu cứu, cựa quậy mà đành chịu. Nếu biết là mình đang bị bóng đè nghĩa là người ta vẫn còn tỉnh một nửa.

hiện tượng bóng đè là gì

Hiện tượng bóng đè là gì?

Có lẽ trong cuộc đời, đa số chúng ta đều hơn một lần bị rơi vào tình trạng ấy. Chắn chắn bản thân người bị bóng đè do yếu tinh thần cũng như áp lực gia đình. Tuy không tin là do ma quỷ làm nhưng người ta cũng thừa nhận rằng mỗi lần bị tấn công thì thấy rất lo sợ. Có một quy luật là chỉ khi con người mất cân bằng thì hiện tượng bóng đè mới xảy ra. Người bị bóng đè thường thấy một bóng người ập vào mình, đè nghiến làm cho bản thân mặc sức vùng vẫy trong bất lực, ú ớ không nên câu do bất ngờ và hoảng hốt. Sau khi thoát ra, nếu người không có kinh nghiệm thì thường sợ hãi, còn đối với người có kinh nghiệm thường bực tức, cáu bẳn xen lẫn những thắc mắc thực hư về việc cái bóng vô duyên vô cớ đó.

Hiện tượng bóng đè theo góc nhìn khoa học

“Bóng đè” đã được nhắc đến từ vài nghìn năm trước. Nhưng thời đó người ta tin rằng “bóng đè” là hiện tượng siêu nhiên, huyền bí, do thần thánh hoặc ma quỷ gây ra. Khi y học phát triển và hiện tượng “bóng đè” lần lượt được các nhà tâm thần học giải mã, các khảo sát về hoạt động của hệ thần kinh đã đi đến kết luận rằng “bóng đè” là hệ quả của sự rối loạn giấc ngủ mà nguyên nhân là khả năng điều tiết vòng tuần hoàn “thức – ngủ” của não bộ bị đứt quãng.

Ở một người bình thường, giấc ngủ diễn ra theo từng chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài từ 90-110 phút, được chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn đầu và giai đoạn sau của giấc ngủ. Giai đoạn đầu của giấc ngủ kéo dài khoảng 70-90 phút được chia thành bốn trạng thái: Trạng thái một kéo dài 5-10 phút, lúc đó thường chỉ lơ mơ và rất dễ tỉnh giấc. Trạng thái hai kéo dài khoảng 10 phút, gọi là giai đoạn “ngủ nhẹ”. Trạng thái ba gọi là “tiền ngủ sâu”, nhịp thở và nhịp tim xuống đến mức thấp nhất rồi rất nhanh chóng người ta rơi vào trạng thái bốn.

Trạng thái bốn gọi là “ngủ sâu”, thở đều, tư thế nằm hầu như không thay đổi. Lúc này, nếu bị đánh thức đột ngột, người ta không điều chỉnh được cơ thể ngay lập tức mà thường cảm thấy mất thăng bằng, mất phương hướng trong vài chục giây.

Sau khi đi vào “giai đoạn đầu” của giấc ngủ, con người rơi vào “giai đoạn sau” của giấc ngủ rồi họ tỉnh nhưng vẫn ở trong trạng thái lơ mơ. Liền ngay sau đó, chu kỳ giấc ngủ lại được lặp lại. Đây chính là lúc xảy ra hiện tượng “bóng đè” hoặc “ác mộng”.

Hiện tượng bóng đè theo tâm linh

Theo phong thủy, có rất nhiều người cho rằng đây là một trong những điều do ma quỷ, hay nghĩ có ai đó ở thế giới bên kia hung ác xấu xa muốn làm hại mình. Cơ sở để người ta có niềm tin này chính là họ cảm nhận được hình dáng, hơi thở hay sắc khí và đôi khi cả giọng nói của đối phương một cách rất thật. Nếu bạn bị bóng đè nhiều lần chắc chắn có thể gây ra những khủng hoảng về tinh thần thực sự. Họ luôn lo sợ rằng sẽ có ai đó tiếp tục tấn công bất thình lình trong những giấc ngủ tiếp theo. Bóng đè xảy ra hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, mà là một tín hiệu tự nhiên báo rằng ta đang có vấn đề và nên tự mình khắc phục thì mới giải quyết tận gốc.

Cái gốc tạo ra hiện tượng bóng đè là do khối năng lượng tham sân si trong mỗi con người. Ba căn này tác động là khi mỗi người tích lũy các suy nghĩ, hành vi hay lời nói không hài hòa, nên đến một thời điểm nhất định con người mắc nhân quả bị bóng đè, hiện thực đó phải xảy ra dù họ có muốn hay không. Bản thân mỗi người có thể kết hợp các liệu pháp cân bằng thân tâm như tập thể dục thể thao cũng như nâng cao sức khỏe thể chất hay có thể chia sẻ với các nhà tâm lý để mình có cái nhìn tích cực về bản thân.