Cuộc chiến thị trường giữa cua Cà Mau và cua hoàng đến Mỹ

885

Né chiến tranh thương mại, các doanh nghiệp Mỹ đưa lòng heo, tôm hùm… Mỹ vào Việt Nam. Thị trường Việt lại được dịp tiêu thụ những sản phẩm ngoại hải.

Khảo sát kinh doanh một số hệ thống siêu thị tại TP.HCM cho thấy tại các quầy thịt, thủy sản tươi sống xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ. Người tiêu dùng Việt Nam lâu nay đã quen với thịt bò, thịt gà, thịt heo… Mỹ.

Nay đến lượt cua hoàng đế, tôm hùm Alaska, cá hồi… từ Mỹ với giá cao ngất ngưởng so với các sản phẩm thủy sản khai thác, nuôi trồng nội địa được nhiều người tìm mua.

Ngoài ra, các nhà hàng, khách lẻ mua sản phẩm về tự chế biến cũng khá nhiều. Hiện nay tôm hùm Mỹ loại lớn dao động 1-4 kg/con giá bán khoảng 1,1-1,2 triệu đồng/kg. Ngoài sản phẩm tươi sống, nhiều nơi còn bán tôm hùm đông lạnh được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ.

cuộc chiến thị trường
Cua hoàng đế Mỹ sắp đổ bộ vào thị trường Việt Nam

Những ngày gần đây, hàng loạt công ty, hiệp hội của Mỹ đã khảo sát thị trường và tìm đối tác nhập khẩu tại Việt Nam.

Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM và Hiệp hội Xuất khẩu hải sản vùng Đông Bắc Mỹ vừa tổ chức chương trình quảng bá hải sản Mỹ với sự tham gia trực tiếp của các công ty sản xuất, xuất khẩu của nước này.

Mục tiêu của chương trình là tìm kiếm các thị trường mới cho hải sản Mỹ như tôm hùm, hào, sò điệp và nhiều mặt hàng khác.

Không chỉ hải sản, doanh nghiệp Mỹ còn đẩy mạnh việc đưa thịt heo, nội tạng heo vào thị trường nước ta.

Theo doisongxahoi, trong buổi làm việc tại TP.HCM mới đây, lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi heo Mỹ cho biết hiệp hội này đại diện cho 60.000 nông trại của Mỹ đến tìm hiểu thị trường Việt Nam với mong muốn xuất khẩu nội tạng heo như lòng, dạ dày… sang thị trường gần 100 triệu dân.

Những loại nội tạng trắng như lòng heo hay dạ dày thì vẫn chưa thể xuất khẩu qua Việt Nam do chưa được các cơ quan chức năng cho phép. Do đó, phía Mỹ đang tiếp tục đàm phán và tìm kiếm cơ hội để xuất khẩu loại nội tạng trắng sang Việt Nam.

Mặt khác, ở Việt Nam người dân sử dụng loại thịt nóng, tức thịt tươi sau khi giết mổ sẽ được sử dụng ngay. Còn ở Mỹ, người dân sử dụng loại thịt mát, tức thịt bảo quản lạnh sau khi giết mổ. Sự khác biệt này là do truyền thống ẩm thực ở mỗi quốc gia khác nhau” – ông Craig Morris giải thích.

Thịt, nội tạng lẫn hải sản Mỹ nhập vào ngày càng nhiều khiến nhiều doanh nghiệp chăn nuôi, thủy sản trong nước lo lắng thu hẹp thị phần, thua trên sân nhà.

Giá thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đang cao hơn 20% so với các nước ASEAN, đồng nghĩa với giá thành sản xuất thịt của họ thấp hơn 20%. Nếu so sánh giá bán thịt sau chế biến đến tay người tiêu dùng, theo tôi mức chênh lệch phải hơn 20%.

Do quá trình phân phối của ta có quá nhiều khâu trung gian nên giá bị thổi lên gấp đôi. Thế nên dù phải chịu 5%-10% thuế nhập khẩu như hiện nay, giá thịt ngoại vẫn sẽ rẻ hơn

Ngoài ra, các loại hải sản của Mỹ cũng khác so với Việt Nam như tôm hùm Alaska của Mỹ thịt nhiều nhưng không dai, ngọt như tôm hùm biển Việt Nam, cua hoàng đế giá cao, còn cua Cà Mau, Bến Tre giá mềm hơn nhiều.